Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU ( triệu chứng, biến chứng, chẩn đoán và xử trí) chi tiết

VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU
NỘI DUNG
- Vết thương mạch máu gặp cả thời chiến tranh và thời bình.
- Là cấp cứu số 1 đòi hỏi phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
- Nguy cơ:
+ Tử vong do chảy máu nhiều
+ Hoại tử chi do thiếu máu nuôi dưỡng ở đoạn chi phía dưới.
- Di chứng: tắc mạch, phồng động mạch.
1. Giải phẫu sinh lý
- Vết thương bên mạch máu (hay gặp): do cơ bị đứt không hết nên co lại làm miệng vết thương mạch máu rộng ra làm máu khó tự cầm.
- Vết thương đứt đôi làm đầu mạch máu co lại, máu cục đông lại bịt kín làm máu tự cầm được.
- Chấn thương kín gây máu cục trong lòng mạch.
- Vết thương xuyên động mạch tĩnh mạch: máu chảy ra ngoài nhiều (từ cả động mạch và tĩnh mạch).
2. Triệu chứng lâm sàng
2.1. Vết thương chảy máu
- Do động mạch đứt hoàn toàn hay một phần chu vi.
- Đứt động mạch máu chảy thành tia, màu đỏ tươi.
- Đứt tĩnh mạch máu chảy không thành tia,máu đỏ thẫm.
- Đứt mao mạch máu chảy ít.
- Mất máu nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốc.
2.2. Vết thương không chảy máu
- Vết thương không còn chảy máu do tự cầm hoặc do đã được sơ cứu.
- Chẩn đoán xác định: tìm dấu hiệu thiếu máu phía ngoại biên (mạch nhanh nhỏ hoặc không có, chi lạnh, nhợt nhạt, cảm giác, vận động giảm).
2.3. Máu tụ dưới da
Máu chảy ra ngoài thành mạch tạo thành khối máu tụ, khối máu to lên nhanh chóng phụ thuộc vào bao quanh lỏng lẻo hay chặt.
Chú ý:
- Nếu vết thương ở lồng ngực khi khám có hội chứng 3 giảm: rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm, gõ phổi đục.
- Nếu vết thương ở bụng: bệnh nhân đau khắp bụng, bụng chướng, có phản ứng thành bụng, gõ đục ở vùng thấp, thăm cùng đồ đau.
3. Cận lâm sàng
- Siêu âm: Doppler: dùng đầu dò đặt theo đường đi của mạch máu thấy tiếng dòng chảy của máu.
- Chụp động mạch: bơm thuốc cản quang vào động mạch rồi chụp phát hiện tổn thương.
4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định dựa vào: mạch giảm biên độ hoặc không có mạch, chi nhợt nhạt, lạnh cảm giác và vận động giảm.
- Ngoài ra, một số vị trí vết thương còn gợi ý có tổn thương mạch máu.
5. Biến chứng và di chứng
5.1. Tử vong
- Do mất máu nhiều và nhanh
- Do trụy tim mạch khi thả garo đột ngột.
5.2. Hoại tử chi
- Do thiếu máu nuôi dưỡng
- Do garo không đúng kỹ thuật
- Do các cơ bắp bị dập nát nhiều gây phù nề và chèn ép
- Thông thường là hoại tử khô. Nếu bội nhiễm gây hoại tử ướt.
5.3. Phồng động mạch
Bệnh nhân thấy nổi lên một cục to dần, đau, hạn chế vận động, đập theo nhịp tim
5.4. Thông động tĩnh mạch
- Có một luồng máu chảy tắt giữa động và tĩnh mạch không qua mao mạch.
- Biểu hiện: phía dưới động mạch thiếu máu, tĩnh mạch ứ máu, hậu quả suy tim toàn bộ
6. Xử trí
6.1. Cầm máu
Tốt nhất là băng ép, garo, hoặc nặng có thể thắt 2 đầu động mạch.
6.2. Hồi sức chống sốc
- Truyền dịch, truyền máu nếu có
- tiêm thuốc trợ lực, trợ tim
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi hết sốc
6.3. Chống nhiễm trùng
- Dùng thuốc kháng sinh sớm, liều cao phối hợp, giảm đau, chống phù nề.
- Cắt lọc vết thương phần mềm sạch sẽ.
- Lấy dị vật nếu có.
6.4. Phục hồi lưu thông đường máu
     Là phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhưng chỉ thực hiện được ở tuyến có chuyên khoa.
6.5. Cắt cụt chi
    Chỉ định khi: choáng không hồi phục, vết thương phối hợp nặng, vết thương tại chỗ nặng, garo quá 5 tiếng, thiếu máu không hồi phục.
    Chú ý: những việc không được làm
- không nên dùng panh kẹp động mạch
- không nên garo với vết thương  không phụt thành tia
- không vội vàng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi chưa sơ cứu tốt

- không nên cho ăn, uống, nếu nghi ngờ có tổn thương trong ổ bụng./

Không có nhận xét nào: