Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM ( Phân loại, triệu chứng, biến chứng và điều trị ) chi tiết

VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
NỘI DUNG
      Vết thương phần mềm là những vết thương có tổn thương da, tổ chức dưới da, cân cơ. Tổn thương có thể phối hợp hoặc riêng biệt. Thường phối hợp với các thương tổn khác như vết thương mạch máu, khớp, gân, gẫy xương hở…
1. Phân loại
* Vết thương phần mềm chiếm đa số trong các loại vết thương và dễ bị nhiễm khuẩn.
* Phân loại:
- phân loại theo thời gian:
+ Vô trùng
+ Hữu trùng
- Phân loại theo hình thái tổn thương, nguyên nhân:
+ Vết xước da
+ Vết thương cắt đứt
+ Vết thương dập nát/
+ vết thương do súc vật cắn.
* Phân loại theo tính chất vết thương
+ Vết thương phần mềm đơn thuần
+ vết thương phối hợp (vết thương phần mềm kèm theo tổn thương mạch máu hay xương, khớp hoặc thần kinh).
2. Triệu chứng
2.1. Toàn thân : phụ thuộc vào nặng nhẹ của vết thương
- Nặng có thể bị sốc: da xanh tái, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp hạ.
- Nếu đến muộn, biểu hiện bằng hội chứng nhiễm trùng/
2.2. Tại chỗ
- Miệng vết thương có thể đang chảy máu hoặc ngừng chảy do máu cục bịt miệng vết thương lại.
- Vết thương có thể sắc gọn hay dập nát.
- Tổn thương có thể ở tổ chức dưới da, lớp cơ hoặc sâu đến xương vào đến nội tạng.
- Đến muộn thì vết thương có biểu hiện nhiễm trùng: sưng nề, viêm tấy hoặc hoại tử tổ chức, mùi hôi có dịch màu vàng chảy ra.
- Vết thương phần mềm + Đứt mạch máu: máu chảy nhiều, bệnh nhân thiếu máu nặng, nếu ở chi đoạn chi dưới chỗ đứt mạch nhợt nhạt.
- Vết thương phần mềm + gãy xương: có điểm đau chói hoặc thấy đầu xương thò ra ngoài.
- Vết thương phần mềm + đứt dây thần kinh: tê bì đoạn dưới chỗ tổn thương
3. Tiến triển và biến chứng
- Sốc: : nếu bệnh nhân bị mất máu nhiều, tổ chức dập nát nhiều, nhiều vết thương phối hợp.
- Nhiễm khuẩn: vết thương sưng tấy, da căng bóng, phù nề, vết thương chảy nhiều dịch đục, mủ.
4. xử trí
4.1. Ở tuyến y tế cơ sở
- Kiểm tra xem bệnh nhân có bị sốc không? Kiểm tra xem có tổn thương mạch máu, thần kinh hay gãy xương, khớp kèm theo không?
- Nếu bệnh nhân sốc cần phòng chống sốc: cầm máu, truyền dịch, tiêm thuốc trợ tim, trợ lực.
- Kiểm tra vết thương phần mềm
+ Nếu vết thương phần mềm đơn giản, không có tổn thương phối hợp thì xử trí tại trạm
+ nếu vết thương phối hợp thì xử trí như sau:
·        Cầm máu vết thương
·        Sát khuẩn vết thương
·        lấy dị vật nếu có
·        băng vết thương
·        Cố định vết thương (nếu có gãy xương)
·        Tiêm kháng sinh, tiêm S.A.T, dùng thuốc giảm đau chống phù nề.
·        Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
4.2. Tại cộng đồng: tùy theo từng trường hợp mà có cách xử trí khác nhau.
4.3. Không làm những việc sau
- Không bôi và rắc thuốc lên mặt vết thương
- Không thăm dò chọc ngoáy vào vết thương

- Không khâu kín vết thương (khi có tổn thương phối hợp)./

Không có nhận xét nào: