NỘI DUNG
1. Giải phẫu học của da
Da gồm 3 lớp Thượng bì Trung Bì và hạ bì.
1.1. Thượng bì là một tổ chức biểu mô gồm 5 lớp kể từ dưới lên trên
- lớp cơ bản là lớp sâu nhất gồm 1 lớp tế bào hình trụ đứng sát nhau thành hàng rào nhân tế bào nằm chính giữa lớp tế bào cơ bản có nhiệm vụ sản sinh những tế bào mới thay những tế bào cũ.
- lớp nhày còn gọi là lớp Malpighi là lớp dày nhất gồm những tế bào to hơn hình đa giác già dặn hơn càng lên phía trên càng dẹt dần các tế bào làm thành một lớp mềm như màng nhày nên gọi là lớp nhày.
- lớp hạt gồm 3 lớp tế bào dẹt hình thoi nhân của lớp này sáng hơn và có hiện tượng đang hư biến.
- lớp sáng tế bào rất dẹt và sáng lấp lánh không có nhân gồm 2 đến 3 lớp tế bào.
- lớp sừng là lớp ngoài cùng gồm các tế bào dẹt không nhân và nhiễm toàn bộ chất sừng càng gần bề mặt da các tế bào không còn dính chặt vào nhau nữa dần dần tróc da (bong vảy) quện với mồ hôi chất bã tạo thành ghét.
- Thượng bì luôn luôn ở trong tình trạng sản sinh những tế bào mới ở lớp cơ bản già cỗi ở lớp hạt hư biến rồi bong ra ở lớp sừng.
1.2. Trung bì
Nằm dưới lớp Thượng bì và được Ngăn cách với lớp Thượng bì bởi màng đáy (màng cơ bản).
- lớp nhú: gọi là Lớp nuôi dưỡng lớp này rất mỏng chừng 1/ 10 mm. trên bề mặt có các gai hình nón nổi lên ăn sâu vào trong lòng Thượng bì nên còn gọi là gai bì hay nhú bì. tại đây có rất nhiều mạch máu nhỏ và đầu mút của các sợi thần kinh làm nhiệm vụ nuôi dưỡng cho thượng bì.
- lớp Trung Bì chính thức hay còn gọi là lớp chống đỡ ,lớp này dày khoảng 0,4 mm có nhiệm vụ chống đỡ các va chạm bên ngoài.
- mạch máu chỉ có các mạch máu nhỏ tập trung ở gai bì và quanh các tuyến:
+ thần kinh.
+ tuyến mồ hôi.
+ tuyến bã: nằm cạnh bao lông và thông với nang lông bằng ống tiết.
+ Nang lông là phần lõm sâu xuống của thượng bì chứa sợi lông và tiếp cận với tuyến bã .nang lông nằm rải rác khắp cơ thể trừ lòng bàn tay và bàn chân. Nang lông gồm 3 phần:
Miệng nang lông thông ra ngoài mặt da
Cổ nang lông
Bao nang lông phần này dài nhất ăn sâu xuống hạ bì.
1.3. Hạ bì
- nằm ở giữa Trung Bì và gân hoặc màng xương.
- hạ bì là tổ chức đệm biệt hóa thành tổ chức mỡ có nhiều ô ngăn cách bởi những vách nối liền với Trung Bì trong có mạch máu và thần kinh phân nhánh lên phía trên. cấu trúc của mỗi ô cũng giống như trung bì gồm những sợi keo sợi chun trong ô có chứa nhiều tế bào mỡ.
2. Sinh lý da
Da và phần phụ của da có chức năng quan trọng. mối liên hệ của da với cơ thể được thực hiện qua hệ thần kinh hệ tuần hoàn các tuyến nội tiết.
- chức năng bảo vệ da bảo vệ cơ thể tránh những tác động không thuận lợi từ môi trường bên ngoài cơ học Hóa học lý học và sinh học.
- chuyển hóa và dự trữ chủ yếu là dự trữ muối và nước tiền vitamin D.
- bài tiết các chất độc ra ngoài cơ thể và điều hòa thân nhiệt: tuyến bã và tuyến mồ hôi của da đào thải những chất hữu cơ và vô cơ những sản phẩm của quá trình chuyển hóa và một lượng nước.
- hô hấp và hấp thụ các chất nuôi dưỡng: một số chất hóa học và thuốc có thể hấp thu tốt qua da.
- thu nhận cảm giác: nhờ có vô số tận cùng của các sợi thần kinh ở da mà da có thể tiếp nhận và chuyển vào hệ thần kinh trung ương những kích thích do tác động từ bên ngoài khác nhau.
3. Tổn thuơng cơ bản
Là những tổn thương đặc hiệu của mỗi bệnh da. vì vậy việc nghiên cứu các tổn thương cơ bản là một phần rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh. tổn thương cơ bản xếp thành 3 loại:
3.1. Tổn thương bằng phẳng với mặt da
* Dát hoặc vết: xuất hiện do thay đổi màu sắc trên da.
- Dát đỏ :do giãn các mạch máu gây ứ huyết ở các mạch máu bị viêm nhiễm sờ nóng hơn bình thường.
- Dát thâm do tăng sắc tố ở da (bệnh sạm da).
- dát trắng :do giảm hoặc mất sắc tố ở da (bệnh bạch biến).
- Dát xuất huyết: do hồng cầu thoát ra khỏi thành mạch máu khi bị vỡ thành mạch. màu sắc thay đổi theo thời gian lúc đầu đỏ tươi sau đỏ sẫm sau tím bầm rồi chuyển màu xanh rồi biến mất.
* bớt bẩm sinh : là những vết đám màu đen hoặc đỏ xuất hiện từ nhỏ khi lớn lên bớt có thể ngày càng to ra.
3.2. Tổn thương cơ bản cao hơn mặt da
* Tổn thương lỏng: Bên trong chứa dịch
- mụn nước kích thước nhỏ bằng đầu đinh ghim, hạy tấm bên trong có chứa dịch trong ví dụ mụn nước trong bệnh chàm nấm ra ghẻ, rôm sẩy...
- bọng nước kích thước lớn hơn mụn nước thường bằng hạt đỗ hạt ngô( bệnh chốc, Duhring, Pemphygus).
- mụn mủ: có chất dịch bên trong là mủ . mụn mủ có thể nông ở Thượng bì có thể sâu ở Trung Bì hạ bì (bệnh viêm chân lông viêm chân tóc nhọt).
* Tổn thương chắc:
- Sẩn là tổn thương chắc nổi cao hơn mặt da tạo thành hình bán cầu hình chóp nhọn hoặc hình chóp bằng đầu Ghim hạt kê hạt đỗ hoặc to hơn .Trong quá trình tiến triển sẩn mất đi không để lại dấu vết gì.
- củ : có hình thái lâm sàng giống sẩn. Ví dụ củ lao củ phong.
- cục (u gôm): kích thước bằng hạt dẻ quả táo quả trứng hoặc lớn hơn. bình thường Cục nổi cao hơn mặt da hình bán cầu. Cục có thể bị hoại tử biến thành vết loét khi khỏi để lại sẹo( gôm giang mai, gôm lao).
- Sùi thịt :trên mặt da có các thương tổn sùi lên giống như tổ chức nhú sùi mào gà, hạt cơm.
- Sẩn phù (mày đay) là tổ chức dịch rỉ, kích thước từ hạt đỗ đến lòng bàn tay hoặc lớn hơn màu đỏ hồng hay trắng. hay gặp trong các bệnh dị ứng do thức ăn thuốc . Sẩn phù xuất hiện nhanh và mất đi nhanh thường sau vài giờ và khi mất đi không để lại dấu vết gì.
* Tổn thương dễ rụng:
- vảy tiết: do các chất tiết Dịch khô đóng lại thành vảy .tùy theo tính chất của dịch tiết mà có thể phân biệt vảy huyết thanh màu vàng chanh ,vảy mủ màu nâu, vảy máu màu đen, vảy máu mủ màu nâu đen.
- vảy da do những vết sừng mất liên kết với nhau bong ra tạo thành vảy .Bình thường thì quá trình bong vảy da sinh lý ta không nhìn thấy được nhưng trong trường hợp bệnh lý vảy bong rất nhiều có thể bong vảy nhỏ như phấn hoặc bong thành từng mảng lớn như trong dị ứng thuốc, bệnh vẩy nến.
3.3. Tổn thương thấp hơn mặt da
- vết trợt :tổn thương da rất nông chỉ trợt mất phần Thượng bì trợt của săng giang mai.
- vết loét :do mất tổ chức da tới tận Trung Bì hay hạ bì Hoặc có thể sâu hơn nữa khi khỏi thường để lại sẹo.
- vết nứt :xuất hiện do mất tổ chức đàn hồi của da làm cho da căng và bị nứt. vết nứt có thể nông ở Thượng bì Hoặc có thể sâu đến Trung Bì.
- vết xây xước: xuất hiện do những tác động cơ học vào thượng bì( gãi chà xát ) thường vết xước nhỏ có hình thẳng.
Đây là cổng thông tin điện tử Kiến thức Y khoa. Nhằm tạo điều kiện tìm kiếm cho các bạn Sinh viên Y, có đủ các kiến thức cần thiết mỗi khi muốn nhìn lại bài giảng của mình. Trang cung cấp các kiến thức về các môn : Bệnh học Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chuyên khoa, truyền nhiễm, và các kỹ năng điều dưỡng..
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
-
BỆNH ÁN NHI KHOA I. Hành chính 1. Họ và tên bệnh nhân: VŨ ĐÌNH NAM 2. Sinh ngày: 23.06.2015 Tuổi: 09 tháng ...
-
BỆNH ÁN NGOẠI KHOA A- BỆNH ÁN TIỀN PHẪU I. HÀNH CHÍNH - Họ và tên bệnh nhân: chữ in hoa - Tuổi……………………….. - Giớ...
-
THUỐC CHỐNG VIÊM SOLUPRED (5MG) Solupred 5mg là 1 loại corticoide, được chỉ định trong một số bệnh, hoặc được dùng vì tác dụng chống vi...
-
THÀNH PHẦN : Mỗi 3g có chứa: Glycerol ..................................... 2.25g Tá dược: Dịch chiết Chamomile, Dịch chiết Mallow, Tinh...
-
CÁCH KHÁM BỤNG NGOẠI KHOA NỘI DUNG 1. Phân khu ổ bụng và các tạng tương ứng * Các đường kẻ để phân vùng : - Hai đường thẳng ng...
-
NỘI DUNG 1. Giải phẫu học của da Da gồm 3 lớp Thượng bì Trung Bì và hạ bì. 1.1. Thượng bì là một tổ chức biểu mô gồm 5 lớp kể từ dưới lên...
-
BỆNH ÁN NGOẠI KHOA (HẬU PHẪU) I. Hành chính 1. Họ và tên bệnh nhân: NGUYỄN THỊ HƠN 2. Tuổi: 29 3. Giới tính: Nữ 4. Dân tộc: Ki...
-
CÔNG THỨC: Thành phần: Hàm lượng Tuýp 5g Tuýp 10g Tuýp 15g Acid Fusidic 100mg 200mg ...
-
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO KÍN VÀ VẾT THƯƠNG SỌ NÃO NỘI DUNG I. Chấn thương sọ não kín - chấn thương sọ não kín là một cấp cứu ngoại khoa thư...
-
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM NỘI DUNG Vết thương phần mềm là những vết thương có tổn thương da, tổ chức dưới da, cân cơ. Tổn thương có thể...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét