Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO KÍN VÀ VẾT THƯƠNG SỌ NÃO ( triệu chứng, biến chứng, chẩn đoán và xử trí) chi tiết

CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO KÍN VÀ VẾT THƯƠNG SỌ NÃO
NỘI DUNG
I. Chấn thương sọ não kín
- chấn thương sọ não kín là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. tổn thương thường phức tạp, điều trị khó khăn nên cần khám kỹ để phát hiện bệnh sớm
- Nguy cơ chính của chấn thương sọ não kín là khối máu tụ gây chèn ép não nguy cơ chính của vết thương sọ não là nhiễm khuẩn não, màng não.
- Nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do tại nạn giao thông chiếm khoảng 63%, chủ yếu gặp ở nam giới/
1. Triệu chứng
1.1. Chấn động não
- là hình thái chấn thương sọ não kín phổ biến nhất và là thể nhẹ nhất. Dựa vào tiêu chuẩn sau đây:
+ Rối loạn ý thức từ trạng thái choáng váng tới bán hôn mê, hôn mê. Kéo dài vài giây tới vài phút sau đó tỉnh dần.
 + Đau đầu, buồn nôn và nôn, xảy ra khi thay đổi tư thế đặc biệt hay gặp ở trẻ em
+ Có thay đổi về hô hấp và tim mạch nhưng không nhiều, có thể quên ngược chiều (quên những việc xảy ra trước lúc tai nạn), áp lực dịch não tủy bình thường..
- Các biểu hiện sẽ mất đi sau một tới hai tuần điều trị không để lại di chứng gì.
1.2. Dập não
 Về giải phẫu bệnh lý, dập não là vùng  não bị bầm dập chảy máu. vùng bầm dập có thể ở nông trên bề mặt vỏ não cũng có thể ở sâu xuống chất trắng, cũng có thể dập thân não. Dập não là tình trạng nặng tỉ lệ tử vong cao. biểu hiện:
- rối loạn ý thức: mất ý thức xảy ra sau chấn thương kéo dài 5- 10 phút, thậm chí vài ngày
- Rối loạn tâm thần: gặp trong 1 số trường hợp biểu hiện kích thích tâm thần: kêu la, dẫy dụa, đứng dậy hoặc ngồi bật dậy khỏi giường.
- Các rối loạn về thần kinh thực vật: trong trường hợp nặng có rối loạn nghiêm trọng về thần kinh thực vật, bệnh nhân có thể ngừng thở ngay sau chấn thương hoặc có rối loạn cả về nhịp thở và biên độ thở.
- Rối loạn về tim mạch: mạch nhanh yếu, huyết áp thấp, đôi khi tăng do phù não.
- Trong dập não mức độ nhẹ và trung bình: hô hấp và tim mạch không nghiêm trọng và có xu hướng tốt dần lên.
- Các biểu hiện thần kinh khu trú thường xuất hiện ngay sau chấn thương:
+ giãn đồng tử cùng bên với ổ dập, liệt nửa người đối bên với ổ dập não
+ liệt dây thần kinh số VII trung ương hoặc ngoại biên
+ rối loạn ngôn ngữ
- hội chứng tăng áp lực nội sọ:
+ Do não bị dập làm tăng tính thấm thành mạch nên tình trạng phù não có xu hướng tăng lên.
+ Đau đầu dữ dội, nôn buồn nôn, ứ phù gai thị.
1.3. Khối máu tụ trong sọ
1.3.1. máu tụ ngoài màng cứng là khối máu tụ giữa xương sọ và màng cứng. Thể tích khối máu tụ từ 70- 120 ml.
- Nguồn chảy máu: do tổn thương động mạch màng não giữa, do tổn thương lớp xương xốp của xương sọ, do tổn thương các xoang các xoang tĩnh mạch.
- chẩn đoán dựa vào:
+ có khoảng tỉnh: là triệu chứng quan trọng, sau chấn thương bệnh nhân mê ngay độ 5- 10 phút rồi tỉnh lại dần, nói chuyện bình thường, nhưng sau một vài giờ thậm chí một ngày bệnh nhân kêu nhức đầu, nôn rồi mê dần đi.Cũng có khi sau một chấn thương bệnh nhân bị choáng váng những vẫn tỉnh sau đó mới đi vào hôn mê dần dần.
+ Dấu hiệu thần kinh khu trú.
·        Hội chứng bó tháp: liệt nửa người đối bên với bên tổn thương, phản xạ gân xương tăng, dấu hiệu Babinsky (+).
·        Đồng tử giãn cùng bên với bên tổn thương.
+ Rối loạn thần kinh thực vật: mạch chậm dần 50- 60 lần/phút. Huyết áp tăng 150/90 mmHg có thể tới 250/150 mmHg.
1.3.2. Máu tụ dưới màng cứng : là khối máu tụ nằm giữa bề mặt não và màng cứng.
- nguồn chảy máu: do tổn thương các tĩnh mạch của vỏ não và tổn thương các tĩnh mạch từ vỏ não đổ vào xoang tĩnh mạch.
* Hình thái lâm sàng:
- Cấp tính:
+ Nạn nhân hôn mê sâu và rất nhanh sau một chấn thương mạnh, khoảng tỉnh rất ngắn nhiều khi khó xác định
+ Dấu hiệu định khu: liệt nửa người đối bên và giãn đồng tử cùng bên với bên máu tụ.
+ Có những cơn co cứng mất não
+ Rối loạn nhịp thở, tăng tiết đờm dãi, khò khè đờm dãi ở cổ.
Đây là hình thái lâm sàng thường gặp, tỷ lệ tử vong 80%
- Bán cấp: xuất hiện sau chấn thương 2- 3 tuần, thường là chấn thương nhẹ vào đầu mà nhiều khi bệnh nhân không để ý đến. Sau xuất hiện đau đầu hay buồn nôn, trầm cảm, chậm chạp, hay quên, yếu nửa người, mắt nhìn mờ, soi đáy mắt thấy ứ phù gai thị.
- Mạn tính
+ Xuất hiện sau chấn thương trên 1 tháng.
+ Thường đến viện vì hội chứng tăng áp lực nội sọ: đau đầu, nôn, buồn nôn, mắt nhìn mờ, song thị..
+ thay đổi tính tình, tư duy kém, trầm cảm
+ soi đáy mắt có ứ phù gai thị.
1.3.3. Máu tụ trong não : là khối máu tụ nằm trong chất trắng của não.
- Khó chẩn đoán dựa vào lâm sàng
- Chụp động mạch não có bơm thuốc cản quang có giá trị chẩn đoán xác định.
1.4. Vỡ xương sọ
- vỡ xương vòm sọ: nhiều khi không có triệu chứng thần kinh chỉ điểm. Vỡ vùng thái dương đỉnh có thể gây tụ máu ngoài màng cứng.
- Lún sọ: nếu nún nhiều có thể gây chèn ép não. qua vết thương có thể thấy xương sọ bị lún hoặc khám thấy xương sọ mất sự liên tục.
- Vỡ nền sọ: có máu và dịch não tủy chảy ra mũi, tai, hai hố mắt bị bầm tím.
2. Tiên lượng
dựa vào thang điểm Glassgow để tiên lượng
- Giá trị tiên lượng:
         Nặng: < 8 điểm
        Trung bình: 9 - 12 điểm.
        Nhẹ: ≥ 13 điểm.
   Số điểm có thể thay đổi tùy thời gian.
     Theo dõi tiến triển của tri giác từ khi bệnh nhân bị chấn thương cho đến khi đến viện.
Thang điểm Glassgow:

          Mở mắt
Tự nhiên
Gọi mở
Cấu mở
Không mở
4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm



        Vận động
Bảo làm được
Cấu véo gạt đúng
Cấu véo gạt sai
Co cứng chi trên
Duỗi cứng chi
Không cử động
6 điểm
5 điểm
4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm


           Trả lời
Đúng
Lẫn lộn
Không chính xác
Không rõ
Không trả lời
5 điểm
4 điểm
3 điểm
2 điểm
1 điểm
3. Xử trí
- Khi bệnh nhân đang hôn mê phải đặt bệnh nhân nằm đầu nghiêng đề phòng tụt lưỡi hoặc dịch trong dạ dày nôn ra trào ngược vào đường thở.
- Dùng bơm tiêm to hút sạch đờm dãi
- Cho thở oxy nếu cần
- Nếu đường hô hấp trên bị tắc do máu và đờm dãi thì phải hút, nếu không có kết quả thì phải mở khí quản.
- Theo dõi chi giác và vận động
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Tiêm kháng sinh phòng bội nhiễm
- Khi di chuyển đặt bệnh nhân nằm ngửa, cố định vào cáng để khi dãy không bị ngã
* Những trường hợp cần phải mổ:
- Máu tụ trong sọ
- Vỡ sọ có lún xương
- Vỡ nền sọ, khâu màng cứng bị rách
II. Vết thương sọ não
Vết thương sọ não hở là loại vết thương nặng, tỷ lệ chết cao, để lại di chứng nặng nề vì vậy cần được sơ cứu đúng và chuyển đi sớm.
1. Triệu chứng
1.1. Người bệnh đến sớm
- Sau khi bị thương, bệnh nhân có thể ly bì. Mất tri giác vài phút đến hàng giờ sau tỉnh.
- Giãy dụa, nói lung tung, la hét
- Có liệt tùy theo vùng não bị tổn thương
- Đôi khi huyết áp tụt mạch nhanh.
- Có thể lên cơn động kinh.
* Tại vết thương
- Rách da đầu, vỡ xương sọ, có thể tổ chức não phòi ra ngoài, chảy máu và chảy dịch não tủy.
- Đôi khi có một lỗ nhỏ ở đầu hoặc lỗ vào ổ mặt
1.2. Người bệnh đến muộn
Nổi bật nhất là hội chứng nhiễm trùng: sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, mặt hốc hác, mất nước, mạch nhanh.
- nôn
- Cứng gáy, có dấu hiệu Kernig
- Vạch màng não (+)
- Tại vết thương có mủ hoặc lớp màng giả trắng lẫn mủ bao phủ lên tổ chức não, vết thương có mùi tanh, hôi.
2. Biến chứng và di chứng
- Viêm màng não mủ: dễ gây tử vong
- Áp xe não: thường xuất hiện chậm
- Động kinh: do sẹo hoặc do còn sót dị vật trong não
3. Xử trí : sơ cứu ở tuyến y tế cơ sở
3.1. không làm các việc sau
- không bôi bất cứ loại thuốc nào vào vết thương
- không thăm dò vết thương
- không lấy đi tổ chức não trên mặt vết thương
- không băng chặt gây chèn ép não
3.2. Cần làm các việc sau
- Để nạn nhân nằm đầu nghiêng
- Lau sạch đờm dãi
- Nới rộng quần áo
- Ủ ấm cho bệnh nhân
- Tiêm thuốc trợ lực, trợ tim
- Tiêm kháng sinh
- Nếu bệnh nhân giãy dụa nhiều tiêm thuốc an thần
- Tại vết thương
+ Cắt lọc sạch vết thương
+ lấy bỏ dị vật trên mặt và xung quanh vết thương một cách nhẹ nhàng
+ Nếu tổ chức não phòi ra ngoài thì dùng bát sạch hoặc gạc đậy lên và băng lại
+ Đặt đầu bệnh nhân vào vòng đệm
+ Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên càng sớm càng tốt

Không có nhận xét nào: