Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG ĐẠI CƯƠNG NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA

ĐẠI CƯƠNG NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA
NỘI DUNG
1. Đại cương
- Nhiễm khuẩn ngoại khoa là sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể qua vết thương, vết mổ hoặc vi khuẩn đã khu trú sẵn tại một cơ quan trong cơ thể khi cơ quan đó bị tổn thương hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút thì vi khuẩn sẽ hoạt động phát triển và gây bệnh.
- Trong nhiễm khuẩn ngoại khoa vi khuẩn thường gây bệnh bằng cách làm mủ, gây hoại tử hoặc hoại thư.
- Các vi khuẩn thường gặp là: liên cầu khuẩn, tụ cầu, trực khuẩn uốn ván…
2. Cách gây bệnh của vi khuẩn và sức đề kháng của cơ thể
2.1. Cách gây bệnh của cơ thể
- Vi khuẩn gây bệnh bằng cách sinh sản nhanh và có độc tính cao hoặc thấp.
- Vi khuẩn tiết ra chất độc, chất độc có vai trò như một kháng nguyên. Thành phần hóa học của chất độc này gồm có: protid, gluxit, lipid.
- Vi khuẩn tiết ra men để hoạt động: men của vi khuẩn làm phá hủy protein của tế bào, gây hủy hoại tổ chức của tế bào.
- Vi khuẩn phát triển và mang theo các chất hóa học, các chất protein: khi vào cơ thể các chất protein của vi khuẩn là một kháng nguyên.
2.2. Sức đề kháng tại chỗ
- Khi vi khuẩn đột nhập vào một vùng cơ thể thì bạch cầu trong cơ thể được huy động tới đó để chống đỡ bằng các hiện tượng thoát mạch, thực bào. Tại nên hiện tượng nhiễm khuẩn tại chỗ, biểu hiện từng giai đoạn viêm, nung mủ, đến hoại tử.
- Sức đề kháng toàn thân: tại ổ nhiễm khuẩn vi khuẩn lan ra toàn cơ thể theo đường máu và đường bạch huyết. Cơ thể chống lại bằng cách tạo ra kháng thể, dưới ảnh hưởng của cơ quan tạo huyết và tuyến thượng thận.
+ Nếu sức đề kháng của cơ thể tốt, vi khuẩn sẽ khu trú lại
+ Sức đề kháng của cơ thể kém thì vi khuẩn phát triển mạnh, độc tốc của vi khuẩn lan vào máu gây độc cho gan, thận và thần kinh.
- Vai trò của thần kinh giao cảm trong nhiễm khuẩn: độc tố của vi khuẩn kích thích thần kinh giao cảm làm co động mạch hoặc giãn mạch máu tại chỗ và những nơi xa tổn thương thì làm thoát huyết tương và huyết cầu có thể gây hoại tử.
3. Lâm sàng
3.1. Triệu chứng toàn thân
tùy theo mức độ nhiễm khuẩn, bệnh nhân có biểu hiện tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc như: sốc cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, da xanh xám, tinh thần lơ mơ có khi hôn mê, đái ít hoặc vô niệu/
3.2. Triệu chứng tại chỗ
- Tại nơi nhiễm khuẩn có dấu hiệu: sưng, nóng đỏ đau.
- Các ổ nhiễm khuẩn ngoại khoa nếu không được điều trị tích cực thì sau 72h có thể tạo thành ổ mủ.
3.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng cao ( bạch cầu đa nhân trung tính tăng trên 80%)
- Tốc độ máu lắng tăng.
- Cấy mủ để tìm vi khuẩn gây bệnh hoặc soi tươi: lấy dịch hoặc mủ tại vết thương soi tươi tìm vi khuẩn.
4. Xử trí nhiễm khuẩn ngoại khoa
4.1. Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân
- Chế độ nghỉ ngơi thoải mái
- Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng
- Đảm bảo chế độ vệ sinh cho người bệnh.
- Dùng thuốc trợ lực trợ tim, các loại vitamin và thuốc an thần
- Khắc phục tình trạng thiếu máu, thiếu các chất điện giải, thiếu đạm.
- Với bệnh nhân sau mổ phải cho vận động sớm để tránh viêm phổi, viêm đường tiết niệu.
4.2. Điều trị tại chỗ
- Giai đoạn đầu: phải làm sạch vết thương, lấy dị vật, cầm máu, cố định.
- Giai đoạn viêm tấy: không được phá vỡ hàng rào khu trú của ổ nhiễm khuẩn. Không gây dập nát các tổ chức đang viêm nhiễm. Chỉ được điều trị bằng kháng sinh thích hợp và theo dõi sự tiến triển của bệnh.
- Khi có mủ: phải rạch dẫn lưu mủ triệt để, chăm sóc vết thương, không gây bội nhiễm.
4.3. Sử dụng kháng sinh
- Ở giai đoạn viêm kháng sinh có tác dụng tốt, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Giai đoạn hóa mủ hoặc nhiễm khuẩn lan tới các tạng lân cận thì kháng sinh ít có tác dụng.
- Dùng kháng sinh sau 72h mà bệnh nhân vẫn sốt phải nghĩ tới:
+ Kháng sinh đã dùng không thích hợp, cần đổi sang loại kháng sinh khác.
+ Còn một ổ nhiễm khuẩn khác cần tìm ra.

Không có nhận xét nào: