Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG CHẤN THƯƠNG NGỰC (đại cương, triệu chứng ,biến chứng và xử trí) chi tiết

CHẤN THƯƠNG NGỰC
NỘI DUNG
1. Đại cương
- Vết thương lồng ngực ảnh hưởng nhiều đến 2 chức năng quan trọng của cơ thể là hô hấp và tuần hoàn. Nhiều khi tổn thương giải phẫu bệnh không nặng nhưng lại gây rối loạn sinh lý trầm trọng dễ làm người bệnh tử vong.
- Vết thương thành ngực: chỉ tổn thương phần mềm của thành ngực
- Vết thương thấu ngực bao gồm:
+ Vết thương ngực kín
+ Vết thương ngực hở
+ Vết thương ngực van
2. Triệu chứng
2.1. Chấn thương thành ngực đơn thuần
- giống như các vết thương phần mềm khác. Vết thương có thể dập nát nhiều hoặc gọn, có khi kèm theo gẫy xương sườn.
2.2. Chấn thương thấu ngực
2.2.1. Chấn thương ngực kín
- Toàn thân: phụ thuộc vào lượng máu chảy trong khoang màng phổi. Nếu máu chảy nhiều, bệnh nhân có thể sốc và khó thở nhiều.
- Tại chỗ: đau, tràn dịch, tràn khí màng phổi
+ Tràn khí màng phổi: rì rào phế nang giảm, rung thanh giảm, gõ vang. Chụp X-Quang phổi thấy phổi xẹp 1 phần hay toàn bộ.
+ Tràn dịch màng phổi: khám có hội chứng 3 giảm, chọc màng phổi thấy máu không đông, chụp X-Quang phổi có hình ảnh tràn dịch
2.2.2. Vết thương ngực hở
- Toàn thân: khó thở, có thể sốc
- tại chỗ: tình trạng hô hấp đảo ngược (nếu có mảng sườn di động), miệng vết thương có tiếng thở phì phò mỗi lần bệnh nhân thở hoặc ho mạnh và có bọt khí trào ra.
- Có tràn khí, tràn máu màng phổi.
2.2.3. Vết thương ngực van
- Toàn thân: bệnh nhân trong tình trạng sốc, khó thở nhiều tăng dần
- Tại chỗ:
+ lồng ngực căng phồng và tăng dần
+ tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da(da căng phồng, cổ bạnh, ấn có tiếng lép bép)
+ tim và trung thất bị đẩy sang bên lành.
3. Biến chứng
- viêm mủ màng phổi: bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng, có hội chứng tràn dịch màng phổi, hút ra mủ.
- Dị vật lồng ngực: gây nên ho ra máu và nhiễm khuẩn
- Máu màng phổi đông: làm dầy dính và xẹp phổi
4. Xử trí ở tuyến y tế cơ sở
4.1. Chấn thương ngực kín
Chống sốc, giảm đau, chuyển bệnh nhân đến cơ sở điều trị
4.2. Vết thương ngực hở
- Băng kín vết thương: dùng gạc băng vô khuẩn vết thương ngực để cầm máu
- Phong bế thần kinh liên sườn bằng novocain 0.5 – 1%.
- Tiêm kháng sinh liều cao và sớm
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
4.3. Vết thương ngực van
- giải thích và động viên bệnh nhân và gia đình

- Chuyển bệnh nhân đi càng sớm càng tốt./

Không có nhận xét nào: