SỐC PHẢN VỆ
1. ĐẠI CƯƠNG
- Sốc
biểu hiện trên lâm sàng bằng một tình trạng giảm huyết áp phối hợp với các dấu
hiệu của sự giảm tưới máu tổ chức. Hậu quả của hạ huyết áp do bất kể nguyên
nhân gì cũng dẫn đến thiếu oxi tế bào, làm tăng tính thấm thành mạch gây nên hiện
tượng nước từ trong lòng mạch thoát ra ngoài khoảng kẽ và do đó làm giảm thể
tích lòng mạch hữu hiệu. Đồng thời thiếu oxi tế bào cũng làm giảm tính co bóp
cơ tim gây nên vòng xoắn bệnh lý.
- Hiện tượng giảm tưới máu tổ chức có thể để lại các hậu quả sau:
+ ở
thận: hoại tử vỏ thận, suy thận cấp tính.
+ ở gan: hoại tử giữa múi gan, suy gan cấp
tính.
+ ở tụy:
hủy hoại tế bào tụy, suy tụy.
+ ở
tim: giảm cung lượng tim, suy tim.
+ ở
não: giảm tuần hoàn não, rối loạn ý thức, hôn mê.
+ rối
loạn đông máu
- Phân loại sốc: chia làm 4 nhóm:
+ sốc
giảm thể tích: mất máu, mất một thể tích dịch lớn.
+ sốc do tim: nhồi máu cơ tim, bệnh
cơ tim, rối loạn nhịp tim.
+ sốc do tắc nghẽn ngoài tim: ép
tim cấp, tắc mạch phổi lớn.
+ sốc do rối loạn phân bố máu: sốc
nhiễm khuẩn, sốc do nguồn gốc thần kinh, sốc phản vệ.
- định nghĩa: sốc phản vệ
là tình trạng tăng tính thấm thành mạch và nhạy cảm quá mức của cơ phế quản do
hoạt động của các chất trung gian hóa học được giải phóng khi cơ thể tiếp xúc với
một dị nguyên.
2. Nguyên nhân
- các loại thuốc kháng sinh, giảm
đau, corticoid, vácxin, kháng độc tố uốn ván, nọc độc sinh vật, chế phẩm của
máu…
- Thực phẩm: hoa quả, nhộng tằm…
3. Triệu chứng lâm sàng
- Toàn thân: hốt hoảng, mệt mỏi.
- Da, niêm mạc: ngứa, nóng gian, cảm
giác kiến bò, nổi mẩn đỏ da, phù mặt cổ, sau lan toàn thân, đỏ mắt, phù mi, có
thể phù miệng họng thanh môn dẫn đến ngạt thở.
- Hô hấp:
+ hắt hơi, chảy nước mũi.
+ Thở rít, xanh tím/
+ Co thắt phế quản, tăng tiết
nhiều đờm dãi.
+ có thể phù phổi cấp, ngừng thở.
- Tim mạch: nhịp tim nhanh, mạch yếu,
huyết áp hạ, có thể có loạn nhịp.
- Tiêu hóa: ỉa chảy, nôn, đau bụng,
có thể có xuất huyết tiêu hóa.
- Thần kinh: mất ý thức, co giật do
thiếu oxy não.
4. Xử trí
- Ngừng tiếp xúc với dị nguyên: ngừng
tiêm hoặc ngừng truyền.
- Cho bệnh nhân nằm đầu thấp, kê cao
chân.
- Dùng Adrenalin
* Nếu BN chưa nặng, chưa tụt HA, chưa có đường
truyền tĩnh mạch:
- Người lớn: Adrenalin: 1/2 – 1 ống (
1mg) tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
- Trẻ em: 10 microgam/kg/1 lần ( pha 1
ống với 9ml NaCl 0,9% ).
- Tiêm nhắc lại sau 10 – 15 phút 1 lần
đến khi ổn định.
- Chú ý ủ ấm, theo dõi HA.
* Nếu tụt HA, đe dọa tử vong:
- Adrenalin 1-2ml/ lần ( pha như trên)
tiêm tĩnh mạch 5 phút nhắc lại cho đến khi HA ổn định.
- Đặt đường truyền tĩnh mạch:
Adrenalin tĩnh mạch liên tục liều từ 0,03 mirogam/kg/phút để duy trì HA.
- Truyền dịch: NaCl 0,9% 1-2 lít, có
thể dùng dung dịch cao phân tử .
Pha thêm các loại thuốc chậm mạch: Dobutamin,
Dopamin.
- Cho thở oxy 6- 8 l/p
- Bóp bóng qua mặt nạ.
- Chuẩn bị đặt nội khí quản, mở khí quản
cấp nếu cần.
- Phối hợp với ép tim ngoài lồng ngực,
nếu có ngừng tim.
- Các loại thuốc:
+ Giảm co thắt cơ trơn phế quản:
Salbutamol hoặc Ventolin xịt họng hoặc khí dung.
+ Corticoid: Methylprednisolon
40mg x 1-2 lọ, tiêm tĩnh mạch/4h.
+ Kháng Histamin: Promethazin 0,5 –
1mg tiêm bắp, dimedron 10mg x 2 ống tiêm bắp.
+ Than hoạt: nếu dị nguyên xâm
nhập theo đường uống.
* Băng ép
trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.
*Chuyển bệnh
nhân đến bệnh viện vì có thể tụt HA trong 24h sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét