NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Khái niệm
Dịch tả là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
do phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholerae) gây ra. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là tiêu
chảy ồ ạt và nôn nhiều dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải nặng, trụy tim
mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được xếp vào
loại tối nguy hiểm, có thể phát thành dịch lớn khi điều kiện vệ sinh môi trường
kém.
1.2. Tác nhân gây bệnh
-
Phẩy khuẩn tả là vi khuẩn hình dấu phẩy, bắt màu gram âm, không sinh nha bào,
di động được nhờ có lông.
-
Phẩy khuẩn tả phát triển tốt trong môi trường như trong nước, thức ăn, trong các
động vật biển( cá, cua, sò biển..) nhất là trong nhiệt độ lạnh, phẩy khuẩn tả
có thể sống được vài ngày đến 2- 3 tuần.
-
Phẩy khuẩn tả dễ bị tiêu diệt ở môi trường khô ráo, ánh sáng mặt trời, chất khử
khuẩn và nước ở 800C sau 5 phút.
1.3. Đặc điểm dịch tễ
1.3.1. Nguồn lây
Nguồn
lây là người bệnh và người lành mang mầm bệnh.
1.3.2.
Đường lây
-
Bệnh lây qua đường tiêu hóa, từ người sang người qua trung gian nước uống hay
thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả.
-
Rất hiếm trường hợp lây trực tiếp sau tiếp xúc với người bệnh ở nhân viên y tế
hay người chăm sóc.
1.3.3.
Cơ thể cảm thụ
-
Dịch thường xảy ra vào mùa nắng nóng, nơi điều kiện vệ sinh kém.
-
Mọi lứa tuổi đều cảm thụ bệnh như nhau, trẻ em và người già khi mắc bệnh thường
nặng do độ toan dịch dạ dày thấp và sức đề kháng của cơ thể yếu.
2.
Triệu chứng lâm sàng
2.1.
Thời kỳ ủ bệnh
Không
có triệu chứng, kéo dài từ 6 -48h, tối đa 5 ngày.
2.2.
Thời kỳ khởi phát
-
Thường đột ngột với triệu chứng đầy bụng thoáng qua, sôi bụng rồi đi ngoài phân
lỏng.
-
Bệnh nhân không đau bụng, không sốt, không nôn.
2.3.
Thời kỳ toàn phát
-
Tiêu chảy xối xả: phân toàn nước, đục lờ đờ như nước vo gạo có lẫn những hạt trắng
nồng lổn nhổn, mùi tanh nồng đặc trưng. Tiêu chảy 30- 40 lần/ngày hoặc hơn làm
cho tình trạng mất nước và điện giải nhiều nhanh.
-
Nôn: xuất hiện sau khi đi ngoài vài giờ, nôn vọt dễ dàng, lúc đầu nôn ra thức
ăn, sau nôn ra toàn nước.
-
Khám thấy dấu hiệu mất nước và điện giải nặng:
+
Bệnh nhân mệt lả, thân thể giá lạnh, mạch nhanh, huyết áp hạ.
+
Mặt hốc hác, lờ đờ, mắt trũng sâu, da nhăn nheo.
+
Các bắp cơ co rút,đau (chuột rút), thường gặp ở bắp chân, cơ bụng, ngón tay,
ngón chân (do hạ canxi máu và toan chuyển hóa).
+
Thiểu niệu hoặc vô niệu.
2.4.
Thời kỳ hồi phục
-
Nếu bệnh nhân được bồi phụ nước và điện giải kịp thời, thì da niêm mạc hồng trở
lại, bệnh nhân đỡ lo lắng, mạch chậm đều, nhiệt độ, huyết áp dần trở lại bình
thường, đi tiểu nhiều hơn, số lần tiêu chảy giảm hoặc ngừng sau 1- 3 ngày.
-
Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất nước và điện giải nặng, sốc,
suy thận và tử vong.
3.
Cận lâm sàng
-
Soi phân dưới kính hiển vi nền đen thấy vi khuẩn tả di động.
-
Cấy phân: cho kết quả 24h.
-
Có tình trạng cô đặc máu: số lượng hồng cầu, bạch cầu tăng, hematocrit tăng,.
-
Rối loạn điện giải: giảm kali, giảm bicarbonat
4.
Chẩn đoán
4.1.
Chẩn đoán xác định
-
Dịch tễ: bệnh nhân ở trong vùng có dịch
lưu hành hoặc tiếp xúc với bệnh nhân tả hoặc tiêu chảy chưa rõ nguyên nhân.
-
Lâm sàng: khởi phát đột ngột, tiêu chảy xuất hiện trước với tính chất phân của
bệnh tả kèm theo nôn hoặc không nôn, không đau bụng, không mót rặn không sốt. Bệnh
diễn biến nhanh: nhanh chóng mất nước, choáng hoặc trụy tim mạch; tử vong hoặc
hồi phục nhanh.
-
Xét nghiệm: dựa vào soi phân, cấy phân tìm thấy khuẩn tả.
4.2.
Chẩn đoán phân biệt
-
Trong vùng có dịch bất kỳ bệnh nhân ỉa chảy cấp nào cũng đều phải nghi ngờ nhiễm
vi khuẩn tả, cần phải cách ly và cấy phân để chẩn đoán xác định:
-
Trên lâm sàng cần phân biệt với bệnh sau:
+ Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn (do tụ cầu,
Salmonella..)
+ Lỵ trực khuẩn
+ Tiêu chảy do ngộ độc thuốc trừ sâu, nấm độc…
5. Điều trị
5.1. Nguyên tắc điều trị
-
Cách ly bệnh nhân
-
Bồi phụ nước và điện giải nhanh chóng và đầy đủ
-
Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn
5.2. Điều trị cụ thể:
* Bồi phụ nước và điện giải:
-
Bù nước bằng đường uống : áp dụng cho trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu chưa mất nước
nhiều và giai đoạn hồi phục, có thể áp dụng tại nhà hoặc cơ sở y tế.
+ Các loại dịch dùng đường uống: oresol, nước
dừa non có pha một nhúm muối, nước cháo muối.
+ nên cho uống theo nhu cầu, nếu nôn nhiều
nên uống từng ngụm nhỏ.
-
Bồi phụ khối lượng tuần hoàn bằng truyền tĩnh mạch:
+ Các loại dịch truyền: Natri clorid 0,9% hoặc
Ringer lactat (4 phần).
Natri bicarbonat 1,4% (1 phần)
và Glucose 5% (1 phần).
+ Bổ sung thêm kali clorid (KCl): mỗi 1 lít
dịch truyền pha thêm 1g KCl. khi bệnh nhân uống được thay bằng đường uống.
-
Cách thức truyền dịch:
+ Giai đoạn 1: từ 4-6h đầu bù nước và điện
giải đã mất trước khi đến bệnh viện, dựa vào mức độ mất nước.
+ Giai đoạn 2: bù nước và điện giải đã mất
trong khi nằm viện và lượng dịch duy trì.
+ Cần phải truyền nhanh bằng nhiều tĩnh mạch
lớn hoặc truyền vào tĩnh mạch trung tâm.
+ Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn,
hematocrit để điều chỉnh tốc độ truyền dịch cho thích hợp.
+ Khi hết nôn và uống được thì dùng dung dịch
uống.
* Điều trị kháng sinh:
-
Thuốc dùng ưu tiên:
+ Nhóm fluoroquinolon (ciprofloxacin
1g/ngày, norfloxacin 800mg/ngày, ofloxacin 400mg/ngày) uống chia 2 lần/ngày
trong 3 ngày( ko dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, thận
trọng dùng cho trẻ từ 12-18 tuổi).
+ Azithromycin 10mg/kg/ngày uống trong 3
ngày.
+ Chloramphenicol 30mg/kg/ngày uống chia 3 lần,
dùng trong 3 ngày.
-
Đối với trẻ em <12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú dùng Azithromycin.
-
Nếu không có sẵn các thuốc trên có thể dùng:
+ Erythromycin 1g/ngày uống chia 4 lần/ngày(
trẻ em 40mg/kg/ngày) dùng trong 3 ngày; hoặc Doxycyclin 300mg uống 1 liều(
trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm).
Chú
ý: không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như morphin, opizoic,
atropin, loperamide…
* Dinh dưỡng
Nên cho bệnh nhân ăn sớm, ăn thức ăn lỏng,
dễ tiêu. trẻ còn bú thì tăng cường bú mẹ.
6. Phòng bệnh
-
Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Xử lí hợp vệ sinh những chất thải của con người.
-
Kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước cung cấp, hệ thống nước thải.
-
Thực hiện tốt giáo dục y tế trong cộng đồng, ăn chín uống sôi,rửa tay sau khi
tiếp xúc với bệnh phẩm và trước khi ăn, khi đun nấu, diệt ruồi ….
-
Tiêm vacxin phòng bệnh tả, những vùng có nguy cơ bùng phát dịch hoặc những người
đến công tác tại vùng đang có dịch.
-
Khi dịch xảy ra ở cộng đồng cần tiến hành 1 số biện pháp:
+ báo cáo cho thủ trưởng đơn vị,y tế cấp
trên.
+ đưa những người nghi tả đến cơ sở y tế điều
trị, khi phát dịch cần cách li tại chỗ.
+ xử lí tốt chất thải của bệnh nhân.
+ đảm bảo cung cấp nước sạch và an toàn (nước
đun sôi, nước clo hóa..)./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét