Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

BÀI GIẢNG BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN (ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ) CHI TIẾT

BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN
NỘI DUNG
1.Đại cương
1.1. Khái niệm
     Lỵ trực khuẩn là bệnh viêm nhiễm cấp tính ở đại tràng do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh lây qua đường tiêu hóa và dễ phát thành dịch. Biểu hiện lâm sàng có thể từ tiêu chảy nhẹ cho đến hội chứng lỵ nặng với đau quặn bụng, sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc.
1.2. Tác nhân gây bệnh
- Shigella là trực khuẩn Gram (-), không di động, được chia làm 4 nhóm chính:
+ Nhóm A: Shigella Dysenteriare thường gây bệnh nặng và những vụ dịch lớn.
+ Nhóm B: Shigella Flexneri
+ Nhóm C: Shigella Boydii
+ Nhóm D: Shigella Sonnei
- Shigella sống tồn tại trong thức ăn, nước uống, đất.. dễ bị tiêu diệt trong nước sôi, ánh nắng mặt trời và các thuốc sát khuẩn thông thường.
1.3. Đặc điểm dịch tễ
a. Nguồn lây
     Nguồn bệnh là nguồn lây quan trọng vì đào thải vi khuẩn trong suốt thời kỳ bị bệnh và giai đoạn hồi phục sau 6 tuần.
b. Đường lây
     Bệnh lây qua đường tiêu hóa, chủ yếu lây trực tiếp từ bệnh nhân sang người lành qua tay bẩn do tiếp xúc với phân, đồ dùng của bệnh nhân, qua thực phẩm nước uống bị nhiễm Shigella. Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, ruồi nhặng từ người sang người qua trung gian nước uống hay thức ăn có nhiễm vi khuẩn tả.
c. Cơ thể cảm thụ
- Lứa tuổi hay mắc bệnh là trẻ em từ 1- 5 tuổi, người lớn tuổi.
- Bệnh hay xảy ra vào mùa nắng, nóng, và nơi có điều kiện vệ sinh kém, tập chung đông người.
2. Cơ chế bệnh sinh
- Trực khuẩn lỵ qua miệng, dạ dày, ruột non xuống dưới đại tràng mới xâm nhập vào niêm mạc đại tràng, tăng sinh và gây phản ứng viêm cấp tính.
- Tại niêm mạc đại tràng trực khuẩn lỵ gây viêm xuất tiết, tạo nên các ổ loét nông trên nền niêm mạc viêm lan tỏa. Lúc đầu tổn thương ở đoạn cuối đại tràng và trực tràng, sau đó lan dần ra khắp các đoạn ruột. Tiêu chảy xuất hiện do rối loạn hấp thụ nước và điện giải.
- Ruột bị viêm loét gây xuất huyết làm cho phân có máu và nhày.
- nội độc tố và cả ngoại độc tố của chủng Sh. Dysenteria tác động lên toàn thân gây hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc, tác động lên hệ thần kinh gây ra các triệu chứng đau quặn mót rặn, đại tiện nhiều lần.
3. Triệu chứng lâm sàng:
* Thời kì ủ bệnh
      Trung bình từ 24- 72h tùy số lượng vi trùng bị nhiễm, bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng.
* Thời kì khởi phát:
- Thời gian khoảng 1-2 ngày.
- Bệnh thường khởi phát rầm rộ với sốt cao 40-410C, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi toàn thân, thể trạng suy sụp, ăn uống kém, trẻ em có thể co giật do sốt cao.
- Tiêu chảy, phân lỏng hoặc nước vàng, đau quặn bụng, ở trẻ em và người già có thể mất nước và điện giải.
* Thời kì toàn phát:
- Hội chứng lỵ:
   + Đau quặn bụng từng cơn dọc theo khung đại tràng nhất là hố chậu trái và hạ vị, đau tăng trước mỗi lần đi ngoài.
   + Mót rặn ngày càng tăng, đau thót vùng đại tràng. ở người già, suy kiệt có thể dẫn đến sa trực tràng.
   + Phân có dịch nhày lẫn máu, số lần đi 20-40lần/ngày, số lượng phân ít dần.
- Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc:
   + Bệnh nhân sốt 38-390C, gai rét, kèm theo đau đầu mệt mỏi.
   + Thể trạng suy sụp nhanh, mệt mỏi, lờ đờ, môi khô, lưỡi bẩn.
* Tiến triển:
- Trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, gây biến chứng, có khi thủng đại tràng dẫn đến tử vong.
- Bệnh tiến triển kéo dài từ 3-7 ngày, bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau 1-2 tuần dù không điều trị đặc hiệu, khoảng 10% trở thành mạn tính, thường trên cơ địa suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch.
4. Cận lâm sàng
- Công thức máu: sô lượng bạch cầu tăng, tỷ lệ bạch cầu hạt trung tính tăng.
- Coi phân (nhuộm xanh methylen): có nhiều bạch cầu hạt trung tính tăng.
- Cấy phân: tìm vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
5. Biến chứng:
- Biến chứng sớm: nhiễm độc thần kinh, nhiễm trùng huyết, mất nước và điện giải nặng ( gặp ở người già và trẻ nhỏ).
- Biến chứng muộn: phình đại tràng nhiễm độc, sa trực tràng, thủng đại tràng, suy dinh dưỡng.
6. Chẩn đoán
6.1. Chẩn đoán xác định
- Dịch tễ: trong gia đình, nơi ở có nhiều người mắc bệnh
- Lâm sàng: có hội chứng lỵ và hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc
- Cận lâm sàng: dựa vào soi phân, cấy phân
6.2. Chẩn đoán phân biệt
- Lỵ amip cấp và nặng
- Nhiễm khuẩn nhiễm độc thức ăn do Salmonella.
- Viêm loét đại tràng mạn tính
- Tiêu chảy do các vi khuẩn xâm lấn khác.
7. Điều trị
7.1. Bù nước và điện giải
- Nếu mất nước nhẹ: cho bệnh nhân uống dung dịch oresol hoặc nước cháo muối, nước dừa, nước gạo rang..
- Nếu mất nuớc nặng: bù nước và điện giải bằng truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat, NaCl 0.9% kết hợp cho uống oresol.
7.2. Kháng sinh
- Kháng sinh dùng càng sớm càng tốt, có thể dùng một trong các thuốc sau:
Kháng sinh
Liều dùng
Trẻ em
Người lớn
Cotrimoxazol 480 mg
48mg/kg/ngày, chia làm 2lần/ngày x 5 ngày
Uống 4 viên/ngày, chia làm 2 lần/ngày x 5 ngày
Acid Nalidixic 500mg
50mg/kg/ngày, chia làm 4 lần/ngày
Uống 2 viên/lần x 4 lần/ngày
Ceftriaxone
50mg/kg/ngày
2g/ngày
Cefixime 50mg, 100mg
3- 4mg/kg/lần x 2 lần
(tối đa 400mg)
50 -100mg/lần x 2 lần/ngày
Azithromycin 250mg, 500mg
12mg/kg ngày đầu tiên (tối đa 500mg); 6mg/kg x 4 ngày kế tiếp (tối đa 250mg)
500mg ngày thứ nhất; 250 mg ngày thứ 2,3,4,5.
Ciprofloxacin 500mg

500mg x 2 lần/ngày
Ofloxacin 200mg

200mg x 2 lần/ngày
- Các thuốc y học dân tộc có thể dùng để điều trị những trường hợp bệnh nhẹ, vừa như Berberin, hoàng đắng, lá mơ tam thể + trứng gà.
7.3. Điều trị triệu chứng
- Hạ sốt: lau người bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol. Trẻ em đề phòng sốt cao co giật bằng thuốc an thần (Rotunda, Gardenal).
- Giảm đau bụng bằng chườm ấm
- Ăn thức ăn nhẹ dễ tiêu
- Không nên dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như: Atropin, Loperamide, opizoic vì kéo dài thời gian thải vi khuẩn.
8. Phòng bệnh
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước
- Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn và khi chế biến thực phẩm.
- Diệt ruồi, nhặng, gián.
- Cách ly bệnh nhân, xử lý tốt phân và chất thải của bệnh nhân/./

Không có nhận xét nào: