NỘI DUNG
Cấp cứu răng miệng hay gặp phải kể đến đau răng do viêm tủy ,Ngã làm gãy vỡ hay lung lay rụng răng ra ngoài sưng tấy lợi hay vùng miệng hàm do biến chứng răng chảy máu lợi và ổ răng...
1. viêm tủy răng và xử trí cấp cứu
1.1. Chẩn đoán
- đau dữ dội từng cơn
- khám thường thấy tổn thương sâu răng lớn lõm hình chêm hoặc thiểu sản chạm vào đáy Lỗ sâu gây đau cho bệnh nhân.
- diễn biến :đau do viêm tủy cấp tính kéo dài vài ngày sẽ dịu đi do tủy chết dần từng phần và chuyển sang mạn, khiến bệnh nhân lơ là không đi chữa răng hậu quả dẫn đến viêm quanh cuống răng và áp xe dò mủ.
1.2. Xử trí
- cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau Paracetamol 500mg uống 2 - 4 viên/ngày.
- thấm Xylocain 5% nhét vào lỗ sâu răng.
- gửi bệnh nhân đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để điều trị tủy.
2. Sang chân răng
Răng bị sang chấn do va đập hay ngã Tùy theo mức độ có thể có các thể lâm sàng như gãy ngang, gãy dọc, lung lay hay rời khỏi ổ răng.
2.1. Gãy ngang
- gãy ngang thường gặp ở trẻ nhỏ do ngã va đạp làm gãy ngang răng cửa hoặc nhai phải sạn làm mẻ các múi răng hàm.
- Nếu diện gãy chưa phạm vào tủy răng thì được chữa như một lỗ sâu ngà men răng hàn bằng composite.
- Nếu đường gãy phạm vào tủy răng lúc này tủy bị hở ra môi trường miệng nhiễm trùng dẫn tới viêm tủy và tủy sẽ hoại tử.
- xử trí cấp cứu :lấy bỏ phần gãy Nếu có thể sau khi đã tiêm tê hay bôi bằng thuốc tê Như benzocaine 20%, có thể dùng thuốc tê tiêm như xylocain 2- 5% để bôi.
Sau đó tùy theo vị trí đường gãy mà có hướng xử trí khác nhau:
+ Nếu răng đã đóng kín cuống (hay chóp) đường gãy ngang hoặc trên mức cổ răng về phía thân Phần chân răng sẽ được lấy tủy và Hàn kín ống tủy để sau này có thể làm răng trụ.
+ Nếu răng chưa đóng kín cuống đường gãy cũng như trên tủy chỉ được lấy một phần phần chóp được bảo vệ bằng thuốc Dycal (hydroxyt calci) để chờ khi răng Đóng xong cuống sẽ lấy hết tủy sau.
+ Nếu đường gãy nằm ở 1/3 chân răng về phía chóp thường phải chữa tủy và gửi đến cơ sở y tế chuyên khoa để mổ nạo bỏ phần cuống răng.
2.2. Gãy dọc thân và chân răng
- Gãy dọc thân và chân răng thường gặp ở răng hàm người già Vì răng khô và giòn.
- với răng một chân thì phải nhổ bỏ.
- với răng nhiều chân có thể lấy bỏ một phần (phần nhỏ) chữa tủy rồi hàn hay bọc răng lại bằng chụp kim loại...
2.3. Xử trí cấp cứu sang chấn răng khi răng rời ra khỏi ổ
- tiêm phòng uốn ván cho người bệnh.
- rửa sạch răng và ổ răng
- cắm răng trở lại ổ
- buộc cố định răng cắm lại với các răng lân cận bằng chỉ thép hay nẹp thép trong 3 tuần.
3. Áp xe lợi Do răng
- áp xe lợi có thể do viêm quanh răng thường nằm ở ngang mức chân răng. nếu do viêm quanh cuống răng thường nằm sâu về phía ngách tiền đình.
- Nếu thấy áp xe đã tụ mủ Sau 3- 5 ngày ta tiêm Phong bế xung quanh xylocain 2% hay bôi benzocaine 20% và chích rạch tháo mủ trích ngang song song với ngách tiền đình.
4. Chảy máu lợi và ổ răng
4.1. Chảy máu lợi
- chảy máu lợi thường gặp do viêm lợi viêm quanh răng .Ngoài ra còn gặp trong các trường hợp bệnh lý ở lợi như u lợi ung thư niêm mạc Lợi...
- Lợi bị viêm ở quanh cổ răng có màu đỏ sưng nề khẽ chạm( chải răng ) là chảy máu có khi chíp miệng cũng ra máu. tuy nhiên việc chảy máu này không phải cấp cứu tức thì Nhưng vì kéo dài nên có khi làm bệnh nhân xanh xao thiếu máu.
- xử trí tại chỗ bằng cách lấy cao răng bôi Eugenol rửa bằng nước oxy già 10% thể tích.
4.2. Chảy máu ổ răng sau nhổ răng
- Đây là một cấp cứu thường gặp sau nhổ răng Khoảng vài giờ mà máu vẫn chảy từ chỗ nhổ răng.
- khám tại chỗ thấy từ ổ răng hay viền lợi máu chảy ri rỉ.
- xử trí cần nạo sạch ổ răng bỏ hết cục máu đông cũ .nếu đáy ổ xăng mà còn thấy tổ chức hạt là đúng nguyên nhân.
- nguyên nhân chảy máu cũng có thể do rách lợi hay Vỡ xương ổ răng. nếu rách lợi thì phải khâu cầm máu. Nếu Vỡ xương ổ răng có mảnh xương vụn thì phải lấy ra sau đó đặt gạc cho bệnh nhân cắn lại .cho bệnh nhân ngồi chờ khoảng 15 phút thì thay gạc Nếu máu ngừng chảy là tốt.
Đây là cổng thông tin điện tử Kiến thức Y khoa. Nhằm tạo điều kiện tìm kiếm cho các bạn Sinh viên Y, có đủ các kiến thức cần thiết mỗi khi muốn nhìn lại bài giảng của mình. Trang cung cấp các kiến thức về các môn : Bệnh học Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Chuyên khoa, truyền nhiễm, và các kỹ năng điều dưỡng..
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
-
BỆNH ÁN NHI KHOA I. Hành chính 1. Họ và tên bệnh nhân: VŨ ĐÌNH NAM 2. Sinh ngày: 23.06.2015 Tuổi: 09 tháng ...
-
BỆNH ÁN NGOẠI KHOA A- BỆNH ÁN TIỀN PHẪU I. HÀNH CHÍNH - Họ và tên bệnh nhân: chữ in hoa - Tuổi……………………….. - Giớ...
-
THUỐC CHỐNG VIÊM SOLUPRED (5MG) Solupred 5mg là 1 loại corticoide, được chỉ định trong một số bệnh, hoặc được dùng vì tác dụng chống vi...
-
THÀNH PHẦN : Mỗi 3g có chứa: Glycerol ..................................... 2.25g Tá dược: Dịch chiết Chamomile, Dịch chiết Mallow, Tinh...
-
CÁCH KHÁM BỤNG NGOẠI KHOA NỘI DUNG 1. Phân khu ổ bụng và các tạng tương ứng * Các đường kẻ để phân vùng : - Hai đường thẳng ng...
-
NỘI DUNG 1. Giải phẫu học của da Da gồm 3 lớp Thượng bì Trung Bì và hạ bì. 1.1. Thượng bì là một tổ chức biểu mô gồm 5 lớp kể từ dưới lên...
-
BỆNH ÁN NGOẠI KHOA (HẬU PHẪU) I. Hành chính 1. Họ và tên bệnh nhân: NGUYỄN THỊ HƠN 2. Tuổi: 29 3. Giới tính: Nữ 4. Dân tộc: Ki...
-
CÔNG THỨC: Thành phần: Hàm lượng Tuýp 5g Tuýp 10g Tuýp 15g Acid Fusidic 100mg 200mg ...
-
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO KÍN VÀ VẾT THƯƠNG SỌ NÃO NỘI DUNG I. Chấn thương sọ não kín - chấn thương sọ não kín là một cấp cứu ngoại khoa thư...
-
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM NỘI DUNG Vết thương phần mềm là những vết thương có tổn thương da, tổ chức dưới da, cân cơ. Tổn thương có thể...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét