Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU NHỔ RĂNG

NỘI DUNG
1. Chỉ định nhổ răng
- răng có thân và chân bị phá hủy nhiều mất hết giá trị cơ năng và không thể tái tạo được.
- răng bị bệnh viêm quanh răng nặng tiêu xương quá nhiều.
- răng đã chữa tủy nhiều lần không khỏi có biến chứng.
- răng thừa dị dạng răng nhầm gây biến chứng.
- răng có chân gãy do sang chấn
- răng sữa lung lay đến tuổi thay.
- nhổ răng để chỉnh hình hay phục hình
2. Chống chỉ định
2.1. Chống chỉ định tạm thời
- viêm lợi viêm miệng và viêm quanh răng cấp tính
- có các bệnh toàn thân như bệnh rối loạn về máu tim mạch đái đường cao huyết áp sốt xuất huyết động kinh tâm thần..
- phụ nữ có thai ba tháng đầu ba tháng cuối trong thời kỳ kinh nguyệt
- không nhổ răng khi người bệnh chưa hiểu rõ mục đích của việc nhổ răng.
2.2. Chống chỉ định tuyệt đối
- ung thư bạch cầu dễ bị nhiễm khuẩn và chảy máu
- người bệnh Đã điều trị tia X vùng hàm mặt dễ bị hoại tử xương hàm
3. Chăm sóc sau nhổ răng
3.1. Giảm đau
Hầu hết sau nhổ răng chỉ cần giảm đau bằng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol .các trường hợp phức tạp hơn có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau an thần.
3.2. Cầm máu
- hướng dẫn người bệnh cắn bông gạc từ 15 đến 30 phút không thay bông nhiều lần sẽ gây chảy máu lâu cầm máu.
- Nếu có chảy máu kéo dài nhiều thì phải tìm nguyên nhân chảy máu điều trị nguyên nhân.
- hướng dẫn người bệnh không được súc miệng mạnh không chép miệng
- xử trí chảy máu:
+ Nếu có u hạt thì rửa sạch huyệt ổ răng nạo bỏ u hạt cắn gạc và theo dõi.
+ đối với các bệnh về máu ví dụ Máu không đông dùng thuốc theo chỉ định chuyên khoa.
3.3. Chống choáng sốc nếu có
- Nguyên nhân :do người bệnh bị đói gây tê có thể gây ngất choáng có thể do người bệnh quá sợ hãi có bệnh lý về tim mạch hoặc do thầy thuốc thao tác thô bạo...
- Xử trí:
+ động viên giải thích kỹ cho người bệnh trước khi tiến hành thủ thuật.
+ cho người bệnh uống nước trà đường nóng nằm nghỉ tại chỗ.
+ ủ ấm cho người bệnh
+ dùng thuốc theo y lệnh
3.4. Giảm sưng nề và viêm nhiễm huyệt ổ răng
- kiểm tra huyệt ổ răng có tổ chức ngoại lai rơi vào không ? có nang chân răng không ?phụ giúp bác sĩ nạo huyệt cổ răng( nếu cần).
- Nếu có viêm nhiễm biểu hiện người bệnh sốt đau nhức ổ răng lợi sưng đỏ nặng hơn có thể thấy tổ chức xung quanh tấy rộng ổ răng rỉ dịch viêm mủ miệng hôi nhiều xử trí như sau:
+ nạo huyệt ổ răng
+ bơm rửa huyệt ổ răng bằng NaCl 0,9% hoặc nước ôxy già 5- 10 V.
+ giảm sưng nề bằng thuốc Alphachim..
+ dùng thuốc chống viêm sát khuẩn tại chỗ
+ dùng kháng sinh Rodogyl, Amoxicillin..
- Dặn người bệnh không được chọc dụng cụ đồ dùng vào huyệt ổ răng dễ gây nhiễm trùng.
3.5. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi
- đối với người bệnh mới nhổ răng cần ăn thức ăn mềm dễ tiêu giàu dinh dưỡng cháo hoặc súp.
- lao động nhẹ nhàng Tùy trường hợp.

Không có nhận xét nào: