Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

BỆNH VIÊM MÀNG NÃO MỦ

NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Khái niệm
-  Viêm màng não mủ là hiện tượng viêm của màng não do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn sinh mủ vào màng não được chứng minh bằng sự hiện diện của một số lớn bạch cầu hạt trung tính trong dịch não tủy .
- Viêm màng não là một bệnh cần được chẩn đoán sớm xử lý kịp thời và tích cực để hạn chế tử vong và các biến chứng hay di chứng đặc biệt là ở trẻ em.
1.2. Tác nhân gây bệnh
Có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm màng não mủ:
- Hay gặp nhất là phế cầu ( Streptococus pneumoniae) , Hemophilus influenzae, não mô cầu ( Neisseria meningitidis) chiếm 80% các trường hợp.
- Ngoài ra còn có Escherichia coli, Listeria monocytogen, vi khuẩn gram âm..
1.3. Đặc điểm dịch tễ
- Viêm màng não mủ do não mô cầu: lây theo đường hô hấp hay phát sinh thành dịch ở các nơi sinh hoạt tập thể như : nhà trẻ trường học .
- Viêm màng não mủ do E.coli hay gặp ở trẻ sơ sinh thường nhiễm vi khuẩn trong âm đạo của mẹ khi vỡ ối sớm.
- Viêm màng não mủ do tụ cầu hay gặp sau chấn thương sọ não viêm nội tâm mạc viêm tắc tĩnh mạch...
- Viêm màng não mủ do phế cầu hay gặp sau nhiễm khuẩn ở tai mũi họng.
2. Triệu chứng lâm sàng
2.1. Ở trẻ em và người lớn
a. Hội chứng nhiễm khuẩn
- sốt cao thường > 390C người mệt mỏi Lạnh run vã mồ hôi.
- một số trường hợp có viêm đường hô hấp trên.
b. Hội chứng màng não
- Đau đầu dữ dội kéo dài uống thuốc giảm đau không đỡ.
- Buồn nôn nôn vọt nhất là khi thay đổi tư thế.
- Táo bón hoặc Ỉa chảy ở trẻ em.
- Dấu hiệu cổ cứng (+) , dấu hiệu Kernig (+),  dấu hiệu Brudzinski (+)
- Thay đổi tính tình: lừ đừ, Ly bì vật vã hoặc kích động thái quá .
- Rối loạn thần kinh giao cảm: tăng tiết dịch vã mồ hôi và sợ ánh sáng .
- Ngoài ra còn có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như tử ban Đốm xuất huyết thường do não mô cầu co giật mê sảng dấu hiệu thần kinh khu trú liệt nửa người liệt mặt lác...
2.2. Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi
Trẻ càng nhỏ các dấu hiệu càng ít nên khó chẩn đoán
- Sốt một số trường hợp trẻ sơ sinh có thể hạ thân nhiệt dưới 35 độ
- Nôn tiêu chảy mất nước.
- Trẻ bỏ bú bỏ ăn kém linh hoạt hoặc bị kích động khó chịu quấy khóc khóc thét bất thường.
- Giảm trương lực cơ rối loạn tri giác lơ mơ
- Thóp phồng.
- Cổ cứng (+) đối với trẻ sơ sinh có thể cổ mềm.
- Vạch màng não (+).
2.2. Xét nghiệm
a. Dịch não tủy
Khi có biểu hiện nghi ngờ viêm màng não cần chọc dò dịch não tủy ngay kết quả cho thấy:
-  áp lực tăng
- màu đục
- tế bào tăng chủ yếu là bạch cầu hạt trung tính
- sinh hóa: + protein tăng trên 1 g/l ( bình thường < 0,4 g/l).
+ đường giản dưới 40 m% , có khi chỉ còn vết.
+  Muối bình thường.
- Nuôi cấy Tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
b. Các xét nghiệm khác
- Công thức máu : Số lượng bạch cầu tăng chủ yếu là bạch cầu hạt trung tính.
- Cấy máu có thể tìm thấy Vi khuẩn gây bệnh.
- Cấy tìm vi khuẩn ở mủ tai, họng, mủ da...
3. Chẩn đoán
3.1. Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng có hội chứng nhiễm khuẩn hội chứng màng não.
- Xét nghiệm chọc dịch não tủy Xét nghiệm tế bào và nuôi cấy Tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Dịch tễ tùy thuộc Nguyên nhân.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- viêm màng não do các loại vi khuẩn không gây mủ lao giang mai...
- viêm màng não do virus quai bị enterovirus...
- Ổ nhiễm khuẩn cạnh màng não viêm xương chũm viêm tai giữa gây phản ứng màng não ổ áp xe não.
- viêm màng não do nấm candida albicans.
4. Điều trị
      Khi phát hiện bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng nghi ngờ viêm màng não mủ nên chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị càng sớm càng tốt.
4.1. Điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh
4.1.1. Nguyên tắc dùng kháng sinh
- Dùng sớm ngay khi có chẩn đoán.
- Dựa vào kháng sinh đồ chọn kháng sinh đi qua được màng não.
- Dùng đường tĩnh mạch đủ liều đủ thời gian.
- Trong quá trình điều trị Nên chọc dò khảo sát lại dịch não tủy sau khi dùng kháng sinh 24- 48 giờ để đánh giá sự Đáp ứng với thuốc nếu dịch não tủy không cải thiện và không thấy sự Đáp ứng của bệnh nhân trên lâm sàng thì cần phải thay đổi thuốc cho phù hợp.
4.1.2. Điều trị cụ thể
- Penicillin G 400.000 UI/kg/24h.
- hoặc Ampicillin 200mg/kg/24h.
- hoặc cefotaxime 200mg/kg/24h
- hoặc Ceftriaxone 100mg/kg/24h.
4.2. Điều trị hỗ trợ
- Chống phù não Manitol, đường ưu trương 20%.
- Chống co giật: Diazepam 0.3mg/kg/lần hoặc phenobarbital 5mg/kg/lần (tiêm bắp).
- Truyền dịch để cân bằng nước và điện giải.
- Nếu có rối loạn hô hấp hút đờm dãi hô hấp nhân tạo cho thở oxy đặt nội khí quản thở máy...
- Sử dụng thuốc kháng viêm Corticoid có tác dụng làm giảm các biến chứng thần kinh như biến chứng điếc..
5. Phòng bệnh
- Điều trị tích cực các ổ nhiễm khuẩn nguyên phát viêm tai xương chũm viêm xoang nhiễm khuẩn huyết..
- Cách ly và uống kháng sinh khi có dịch.
- Tiêm vắc xin dự phòng.

Không có nhận xét nào: