Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Bệnh học rối loạn kinh nguyệt và ra máu âm đạo bất thường

Nội dung
   Ra máu âm đạo bất thường là các trường hợp chảy máu từ tử cung bao gồm các trường hợp kinh nguyệt bất thường và các trường hợp chảy máu do bệnh lý toàn thân Các tổn thương cơ quan sinh dục ra máu âm đạo bất thường là một vấn đề hay gặp trong lâm sàng phụ khoa.
1. Định nghĩa rối loạn kinh nguyệt
- Kinh thưa: chu kỳ kinh trên 35 ngày
- Kinh Mau chu kỳ kinh dưới 21 ngày
- Rong kinh kinh nguyệt có chu kì và kéo dài trên 7 ngày
- Rong huyết ra máu bất thường không theo chu kỳ kinh
- Kinh ít kinh nguyệt đúng chu kỳ số ngày có kinh ngắn lượng kinh ít.
- Kinh nhiều lượng máu kinh nhiều hơn bình thường trên 100 ml Trong Cả kỳ kinh.
- Băng kinh kinh nguyệt đúng chu kỳ nhưng lượng máu kinh ra nhiều trên 150ml trong thời gian dài ngày có thể gây choáng mệt mỏi đôi khi ngất xỉu.
- Vô kinh
  + Vô kinh nguyên phát: trên 18 tuổi chưa có kinh
  + Vô kinh thứ phát: quá 3 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh nguyệt đều và Quá 6 tháng chưa hành kinh nếu trước đó kinh nguyệt không đều.
- Chảy máu giữa kỳ kinh chảy máu thường lượng không nhiều xảy ra giữa chu kỳ kinh bình thường.
- Thống kinh là hiện tượng đau bụng khi có kinh nguyệt thống kinh nặng kèm theo có nôn và tiêu chảy.
2. Nguyên nhân chia thành 4 nhóm
2.1. Rối loạn kinh nguyệt
- Nguyên nhân thường gặp là do không phóng Noãn hay gặp trong các trường hợp sau:
  + Tuổi dậy thì
  + Tuổi mãn kinh
  + Không phóng Noãn rải rác trong tuổi sinh đẻ.
2.2. Các tổn thương thực thể ở cơ quan sinh dục
- U xơ tử cung u xơ dưới niêm mạc
- Polyp tử cung cổ tử cung
- Ung thư cổ tử cung.
- Ung thư thân tử cung.
- Lạc nội mạc tử cung ở cơ tử cung
- Dị dạng tử cung.
- Lao sinh dục
- Các khối u nội tiết của buồng trứng.
2.3. Bệnh toàn thân
- Các bệnh về máu .
- Thiếu máu mạn tính.
- Sự kém nuôi dưỡng.
- Các bệnh về gan.
2.4. Các yếu tố do thuốc
- Điều trị thuốc chống đông máu
- Điều trị thuốc tránh thai Tiêm cấy uống tránh thai
- Điều trị hóc môn thay thế
3. Triệu chứng
3.1. Khai thác tiền sử và bệnh sử
     Có thể biết được đặc điểm của kiểu chảy máu thông qua hỏi bệnh sử:
Tần suất thời gian và lượng kinh. xác định chảy máu có chu kì hay không cũng là điều quan trọng .chảy máu có chu kỳ thường liên quan đến phóng Noãn các đặc điểm khác bao gồm tuổi người bệnh tiền sử tình dục các bệnh phụ khoa trước đó sử dụng thuốc hoặc Hóc Môn tránh thai và các bệnh nội khoa mãn tính.
3.2.  Khám lâm sàng
Bao gồm khám toàn thân và khám phụ khoa
3.3. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm tế bào âm đạo giúp phát hiện sớm các trường hợp ung thư bộ phận sinh dục nhất là ung thư cổ tử cung.
- Nạo sinh thiết buồng tử cung giúp phát hiện ung thư nội mạc tử cung và tình trạng nội tiết.
- Soi buồng tử cung .
- X quang tử cung vòi tử cung .
- Siêu âm phát hiện các trường hợp khối u đường sinh dục và các biến chứng của thai nghén.
- Các xét nghiệm khác bao gồm công thức máu Thử thai nên làm ở tất cả phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ các xét nghiệm khác chỉ được chỉ định sau khi khỏi bệnh sử và khám thực thể.
4. Điều trị
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Người bệnh được điều trị cơ bản theo nguyên nhân
- Người y sĩ trạm y tế cơ sở cần phát hiện sớm những trường hợp rối loạn kinh nguyệt và ra máu âm đạo bất thường tư vấn và chuyển tuyến trên xử trí.
- Người y sĩ công tác tại bệnh viện thực hiện quá trình điều trị theo y lệnh của bác sĩ. Thực hiện tốt chức năng chăm sóc người bệnh trong quá trình điều trị.

Không có nhận xét nào: