BỆNH
CÚM
NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở
đường hô hấp do virus Influenza, dễ phát thành dịch lớn. Biểu hiện lâm sàng là
sốt, nhức đầu, đau mình mẩy, hắt hơi, chảy nước mũi và kiệt sức.
Bệnh gây ảnh hưởng tại đường hô hấp trên
và dưới, thông thường diễn biến tự khỏi nhưng có một số trường hợp có biến chứng
nặng, chủ yếu tại phổi, có thể gây tử vong, đặc biệt trên nhưng người bệnh có
nguy cơ cao.
1.2. Tác nhân gây bệnh
Virus cúm Influenza thuộc họ
Orthomyxoviridae, hình khối cầu, gồm 3 tuýp A, B, C. Virus cúm A, B chủ yếu gây
bệnh cho người, riêng virus cúm A được nghiên cứu nhiều hơn do hay gặp dịch lớn.
Virus này dễ biến đổi kháng nguyên và gây xuất hiện nhiều chủng mới trong quá
trình tiến triển của các vụ dịch.
1.3. Đặc điểm dịch tễ
-
Nguồn bệnh: người bệnh và người lành mang virus là nguồn nhiễm duy nhất. Virus
có mặt trong các hạt chất tiết đường hô hấp khi người bệnh hắt hơi,ho …
Ngoài vụ dịch thì động vật là nguồn dự trữ
virus cúm. Hiện nay người ta còn thấy có sự lây chéo giữa virus cúm người và
virus cúm động vật. Có nhiều loài động vật còn phân lập được virus cúm có cấu
trúc kháng nguyên giống virus ở người hoặc gần giống ở người.
-
Đường lây: đường hô hấp, qua các chất tiết của đường hô hấp khi người bệnh ho,
hắt hơi.
-
Cơ thể cảm thụ: mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với cúm. Người già, người có bệnh mạn
tính ở đường hô hấp dễ bị mắc cúm nặng.
-
Dịch cúm thường xảy ra nhiều vào mùa đông- xuân hoặc giao mùa ở vùng nhiệt đới.
2. triệu chứng:
2.1. Triệu chứng lâm
sàng
a. thời kì ủ bệnh: từ
1-2 ngày, có thể kéo dài đến 3 ngày
b. thời kì khởi phát :
-
sốt cao đột ngột 39-400C, có thể kèm rét run hoặc chỉ ớn lạnh.
-
nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi nhiều và cảm giác như kiệt sức.
-
ho khan.
c. thời kỳ toàn phát:
* Hội chứng nhiễm khuẩn
:
-
bệnh nhân sốt cao liên tục 39 – 400C, mặt đỏ bừng, mạch nhanh.
-
mệt mỏi, có người mệt lả, đuối sức rõ rệt.
-
ăn uống kém, rêu lưỡi trắng bẩn.
-
đái ít, nước tiểu vàng sậm.
* Hội chứng đau:
-
đau đầu dữ dội và liên tục gia tăng từng đợt khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức,
thường đau nhiều ở vùng trán và vùng trên nhãn cầu.
-
đau khắp các cơ bắp thân mình, đặc biệt khu trú ở ngực, thắt lưng, chi dưới.
-
người bệnh có cảm giác nóng, đau vùng trên xương ức (biểu hiện tổn thương thượng
bì khí quản).
* Hội chứng hô hấp:
-
hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và
đau rát họng.
-
viêm thanh khí quản: ho khan, khàn tiếng.
-
viêm phế quản cấp, viêm phổi như: ho, khó thở, khạc nhiều đờm có khi lẫn mủ.
* Các triệu chứng khác:
-
chảy máu cam: hiếm xảy ra nhưng là triệu chứng quan trọng
-
rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy có thể xảy ra ở trẻ nhỏ.
-
một số dấu hiệu hiếm gặp như: viêm não – màng não, liệt thần kinh sọ não.
d. thời kì lui bệnh
-
bệnh thường diễn biến lành tính, sau 2-5 ngày sốt giảm, đau giảm, đi tiểu nhiều
hơn.
-
một số ít người bệnh cao tuổi có triệu chứng mệt mỏi, bải hoải, ăn kém, mất ngủ
kéo dài nhiều tuần trước khi hồi phục hoàn toàn.
2.2. Cận lâm sàng
-
Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi tăng
-
nước tiểu có ít Albumin trong giai đoạn sốt cao.
-
Phân lập virus: có giá trị chẩn đoán nhưng tốn kém, ít dùng.
3. Biến chứng
3.1. Bội nhiễm
Thường
gặp ở người già, người suy dinh dưỡng
-
Viêm phế quản, viêm phổi: là biến chứng nặng, tỷ lệ tử vong cao.
-
Viêm họng, viêm tại giữa, viêm tai xương chũm.
-
Viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết.
3.2. Biến chứng tim mạch
-
Viêm cơ tim
-
Viêm màng ngoài tim
3.3. Biến chứng thần
kinh
-
Viêm não
-
Viêm tủy cắt ngang: thường xảy ra sau nhiễm virus cúm A.
3.4. Viêm cơ
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định
Dựa
vào các yếu tố:
-
Dịch tễ: xung quanh có nhiều người bị mắc cúm
-
Lâm sàng: có hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng đau, hội chứng hô hấp
-
Xét nghiệm: số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi tăng, phân lập virus cúm có
giá trị chẩn đoán xác định nhưng tốn kém, ít dùng.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
-
Viêm mũi họng do vi khuẩn
-
Các bệnh đường hô hấp do các virus khác.
-
Sốt xuất huyết Dengue những ngày đầu của bệnh
-
Viêm phế quản, viêm phổi cấp do vi khuẩn.
5. điều trị
-
Đối với các thể bệnh cúm không biến chứng, điều trị chủ yếu là làm giảm bớt các
triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau mình… người bệnh cần được nghỉ ngơi cho đến
khi hết sốt, ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước.
+ thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol,
aspirin.
+ giảm ho: terpin codein
+ các biện pháp dân gian như xông hơi với nồi
xông có lá sả, lá bưởi, khuynh diệp, nhỏ mũi bằng nước tỏi…. có thể làm giảm nhẹ
bớt các triệu chứng và làm người bệnh dễ chịu.
+ thuốc điều trị cúm: Amantadine và
Rimantadine hiệu quả đối với cúm A.
Zanamivir
và Oseltamivir có hiệu quả cho cả cúm A,B.
+ kháng sinh : chỉ dùng khi có biến chứng bội
nhiễm.
-
Đối với bệnh cúm nặng: điều trị cần phối hợp với các biện pháp hồi sức như: chống
suy hô hấp, trợ tim mạch, cân bằng điện giải.
6. Phòng bệnh
* Phòng bệnh không đặc hiệu:
- Phát hiện sớm
và cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm
-
Hạn chế tụ họp đông người khi đang có dịch cúm.
-
Tránh lao động quá sức, tránh để bị nhiễm lạnh
-
Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
-
Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
* Phòng bệnh đặc hiệu:
-
Vacxin sống giảm độc lực: dùng dưới dạng
phun sương phụt vào mũi 2 lần cách nhau 15 ngày.
-
Vacxin chết: tiêm trong da 0.1ml, tiêm 2 lần cách nhau 14 ngày.
Hiện
nay vacxin phòng cúm ít có giá trị trong phòng ngừa bệnh tại cộng đồng vì tính
chất của virus cúm là thay đổi tính kháng nguyên liên tục./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét