Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG VIÊM XƯƠNG CẤP VÀ MẠN (Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và xử trí) chi tiết

VIÊM XƯƠNG
NỘI DUNG
I. VIÊM XƯƠNG CẤP
1. Nguyên nhân
1.1. Vi khuẩn gây bệnh và đường xâm nhập
- Tụ cầu vàng chiếm 70- 90%
- Liên cầu khuẩn chiếm 3- 5 %
- Đường xâm nhập: khi da bị sây sát qua đường máu.
1.2. Tuổi và điều kiện thuận lợi
- Tuổi 2 – 14 tuổi.
- Chấn thương làm dập phần mềm và xương.
2. Triệu chứng
2.1. Toàn thân
     Bệnh khởi phát đột ngột và nặng: sốt cao 39- 400C, rét run, mạch nhanh nhỏ, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn.
2.2. Tại chỗ
- Đau: tự nhiên, đau ngày một tăng, dữ dội. Đau tại chỗ hoặc đau xung quanh vùng xương viêm.
- Cử động của chi bị hạn chế.
- Biểu hiện: sưng, nóng, đỏ, đau.
- khớp gần đã sưng to và có dấu hiệu tràn dịch
- Chọc dò: thấy có mủ, nuôi cấy tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.
2.3. Cận lâm sàng
- Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính
- Nước tiểu: có albumin
- X-quang: thấy hình ảnh màng xương dầy hoặc hình xương chết
3. Chẩn đoán
3.1. chẩn đoán xác định
- Toàn thân: có hội chứng nhiễm trùng
- Có cảm giác đau sâu ở đầu xương, cử động hạn chế do đau.
- Đau khi ấn tay vào, sưng nóng đỏ đau. Sau 7-10 ngày có mủ và mảnh xương chết chảy ra.
3.2. Chẩn đoán phân biệt
- Thấp tim: đau nhiều khớp một lúc hoặc đau từ khớp này chuyển sang khớp kia, triệu chứng toàn thân không nặng nề.
- Viêm khớp cấp: đau không lan xa, viêm khu trú ở khớp.
+ Khớp bị sưng nóng đỏ đau.
+ Cử động hạn chế
+ Có hạch ở gốc chi.
- Viêm cơ: có dấu hiệu lâm sàng khu trú và nhẹ hơn.
4. Xử trí
4.1. Tại tuyến y tế cơ sở
- Dùng kháng sinh liều cao phối hợp nhóm beta lactamin kết hợp nhóm aminozit. Ví dụ: ampicillin, cefalosporin với gentamicin.
- Giảm đau: efferalgan, prodafalgan.
- Tiêm thuốc trợ lực, trợ tim
- Ăn uống đủ chất
- Giải thích cho người bệnh, chuyển lên tuyến trên nếu điều trị nội khoa, không kết quả hoặc có mủ lẫn với xương chết chảy ra.
4.2. Cụ thể
* Điều trị nội khoa:
- Dùng kháng sinh: dùng đường tĩnh mạch, liều cao, kéo dài 3- 4 tuần: nhóm lactamin kết hợp nhóm aminozit. ví dụ như ampicillin, cefalosporin với gentamycin…
- Giảm đau: efferalgan, prodafalgan.
- Giảm phù nề: alpha chymotrypsin, silinaren.
- Hạ nhiệt: paracetamol
* Bất động: bó bột nhằm:
- Phòng gãy xương bệnh lý
- Giúp cho quá trình chống đỡ của cơ thể được tốt hơn.
* Dinh dưỡng:
   Đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất và sinh tố, có thể phải truyền đạm và truyền máu.
* Điều trị ngoại khoa:
- Chỉ định: khi khối viêm căng to, có thể dọa vỡ.
- Phương pháp:
+ Giảm đau, rạch rộng tháo mủ
+ Loại bỏ ổ hoại tử, bơm rửa kháng sinh tại chỗ.
+ Bó bột cố định.

II. VIÊM XƯƠNG MẠN TÍNH
1. triệu chứng
1.1. Toàn thân: bệnh nhân trong tình trạng thiếu máu, gầy yếu, sốt trong các đợt cấp.
1.2. Cơ năng: ít ảnh hưởng
1.3. Thực thể
- Chỉ bị viêm sưng nề,to hơn
- Da ở chi viêm có màu xám
- Sờ nắn thấy cứng chắc
- Lỗ dò:
+ Thường ở vùng thấp
+ Có 1- 2 lỗ dò
+ Kích thước thường nhỏ 0.5 cm
+ Miệng lỗ dò hình phễu, mép lỗ dò màu tím.
+ Dịch qua lỗ dò: đợt cấp thì dịch đặc thối. Đợt mạn thì dịch màu vàng, loãng rất hôi.
+ Có thể có vết của những lỗ dò cũ đã bịt lại.
1.4. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm vi khuẩn: có tụ cầu vàng
- Chụp X-Quang: có hình ảnh ổ mủ, mảnh xương chết, phản ứng màng xương.
2. Điều trị
2.1. Nội khoa: kết hợp và điều trị hỗ trợ sau mổ
- Dinh dưỡng tốt
- Truyền máu, truyền đạm.
- Kháng sinh; dùng theo kháng sinh đồ
- bó bột bất động

2.2. Ngoại khoa : phẫu thuật lấy mủ và mảng xương chết. Làm sạch và tưới rửa kháng sinh./

Không có nhận xét nào: