BỆNH
QUAI BỊ
NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Quai
bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đặc trưng của bệnh là sưng
đau tuyến nước bọt mang tai, đôi khi kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm màng
não, viêm tụy, và 1 số cơ quan khác.
1.2. Tác nhân gây bệnh
-
Virus quai bị thuộc họ Paramyxovirus, có ái tính với hệ thống các tuyến ngoại
tiết như tuyến nước bọt, tuyến sinh dục(tinh hoàn, buồng trứng), tụy tạng, và hệ
thần kinh.
-
Sức đề kháng của virus kém, bị bất hoạt nhanh khi ra ánh sáng mặt trời và trong
điều kiện khô nóng.
1.3. Đặc điểm dịch tễ
-
Nguồn bệnh: nguồn bệnh là nguồn lây duy nhất. Tỷ lệ lây cao nhất vào khoảng 2-
4 ngày sau khi khởi phát bệnh.
-
Đường lây: lây trực tiếp qua đường hô hấp, từ người bệnh sang người lành khi
nói chuyện, ho, hắt hơi..
-
Cơ thể cảm thụ:
+ bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân
+ Tuổi hay mắc 5- 16 tuổi, nam nhiều hơn nữ.
+ Sau
khỏi bệnh để lại miễn dịch bền vững.
2. triệu chứng lâm sàng
2.1. Thời kỳ ủ bệnh
-
thời gian ủ bệnh từ 18 – 21 ngày.
-
thời kỳ này không có triệu chứng lâm sàng
2.2. Thời kỳ khởi phát
:
-
sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, ăn kém.
-
đau họng và đau góc hàm
-
ấn vùng tuyến mang tai đau.
-
đau 3 điểm Rillet- Bazthez : mỏm chũm – khớp thái dương hàm- góc dưới của xương
hàm.
2.3. Thời kì toàn phát
-
viêm tuyến mang tai:
+ tuyến mang tai sưng to (2-3 ngày đầu) và
đau nhức 1 bên, sau đó lan sang bên đối diện và tuyến nước bọt khác. thời gian
khoảng 1 tuần sau đó tuyến nhỏ lại.
+ tính chất: tuyến sưng to ở vùng trước tai,
da căng bóng, hơi đỏ, không nóng, ấn đau và có cảm giác đàn hồi.
+ đôi khi sưng cả tuyến dưới hàm, dưới lưỡi
làm mặt biến dạng, cổ bạng ra.
-
sốt 38 – 390C, đau đầu, mệt mỏi, ăn kém, khó nuốt, khó nhai, khó há
miệng.
-
khám: + lỗ stenon sưng đỏ, có khi có giả mạc.
+ hạch góc hàm sưng to và đau.
2.4. Thời kỳ hồi phục
Sau 1 tuần, tuyến mang tai giảm đau,nhỏ dần,
các triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm dần rồi khỏi.
3. Biến chứng
3.1. Viêm tinh hoàn
-
thường gặp ở thanh niên, sau tuổi dậy thì, tỉ lệ 25 – 40% các trường hợp.
-
xuất hiện 7-10 ngày sau viêm tuyến mang tai, thường xuất hiện 1 bên.
-
Triệu chứng: sốt cao, rét run, tinh hoàn cứng sưng to, đau nhức, da bìu đỏ, bìu
có thể sưng to gấp 3-4 lần bình thường.
-
Tiến triển: bệnh kéo dài 8-10 ngày, không tụ mủ. có 30 -40% teo tinh hoàn sau
2-4 tháng mắc bệnh, có thể dẫn đến vô sinh.
3.2. Viêm tụy cấp:
-
Ít gặp hơn, chiếm 3-7% các trường hợp, xuất hiện sau 3-5 ngày viêm tuyến mang
tai.
-
Triệu chứng: sốt, đau bụng, phản ứng thành bụng, men amylase tăng.
3.3. Viêm não, viêm
màng não:
-
Thường gặp ở trẻ em, xuất hiện ngày thứ 3 -10 sau khi viêm tuyến mang tai.
-
Người bệnh sốt cao, có biểu hiện triệu chứng của hội chứng màng não, xét nghiệm
dịch não tủy có số lượng bạch cầu tăng nhẹ.
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định
-
Dịch tễ: chưa mắc bệnh lần nào, tiếp xúc với người bệnh quai bị
-
Triệu chứng lâm sàng.
-
Cận lâm sàng
+
Công thức máu: số lượng bạch cầu bình thường, tăng trong trường hợp viêm tinh
hoàn, viêm tụy, viêm màng não.
+
Men amylase trong máu tăng.
+
Phân lập được virus.
+
huyết thanh chẩn đoán: test Elisa, miễn dịch huỳnh quang.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
Phân
biệt với một số trường hợp sưng đau tuyến mang tai hoặc tinh hoàn
-
Viêm tuyến nước bọt mang tai do vi khuẩn
-
Sỏi tuyến nước bọt mang tai
-
Viêm hạch góc hàm
-
Viêm tinh hoàn do lao lậu…
5. Điều trị
Không
có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng:
-
Cách ly người bệnh đến khi hết sưng tuyến mang tai.
-
Nên nằm nghỉ suốt trong giai đoạn sốt, đắp ấm vùng tuyến sưng; dùng thuốc hạ sốt,
giảm đau (paracetamol, Aspirin).
-
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc axit Boric 5%.
-
Chế độ ăn:ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
-
Trường hợp có viêm tinh hoàn: mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, giảm
căng, dùng thuốc Corticoid (Prednisolon 1mg/kg/ngày).
6. Phòng bệnh
-
Cách ly người bệnh cho đến khi hết sưng tuyến mang tai
-
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
-
Tiêm vacxin phòng bệnh có khả năng cho miễn dịch bền vững./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét