Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG BỆNH HẮC LÀO, ECZEMA - CHÀM (Đặc điểm dịch tễ, triệu chứng và điều trị) chi tiết

BỆNH HẮC LÀO, ECZEMA (CHÀM)
NỘI DUNG
I. BỆNH HẮC LÀO
1. Khái niệm
- Hắc lào là một loại nấm da thường gặp, bệnh chỉ gây tổn thương ở lớp thượng bì của da.
- Ở Việt Nam, khí hậu nóng, độ ẩm cao, thuận lợi cho các bệnh nấm da phát triển. Nguyên nhân chủ yếu do các giống nấm: Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum.



2. Triệu chứng
- Tổn thương cơ bản là đám da sẫm màu, ranh giới rõ rệt.
- Hình tròn hoặc bầu dục hoặc hình nhiều vòng cung.
- nổi cao hơn mặt da, xung quanh có viền bờ rõ rệt, trên viền có mụn nước nhỏ
- Có thể có nhiều đám tổn thương liên kết với nhau tạo thành đám lớn hình vằn vèo, nhiều cung như địa đồ, ở vùng trung tâm có xu hướng lành.
- Vị trí tổn thương có thể khu trú ở bất kỳ vị trí nào trên da, nhưng thường bắt đầu ở vùng da hở: mặt, cổ, cánh tay.
- Ngứa nhiều khi ra nắng, ra nhiều mồ hôi và khí hậu nóng ẩm.
- Bệnh tiến triển có tính chất cấp diễn.
3. Điều trị
3.1. Tại chỗ
- Dùng thuốc bôi như chỉ định có tác dụng bong vẩy da: dung dịch ASA, dung dịch BSI, mỡ Salicyles 5%
- Hoặc bôi các thuốc bôi có tác dụng chống nấm: Kem Nisozal, Ketocodazol
- Dặn bệnh nhân tuyệt đối không được dùng dao hoặc vật cứng để cạo chà sát vào tổn thương.
- Vệ sinh tại chỗ tổn thương bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc xanh Methylen tránh nhiễm khuẩn, nhất là những tổn thương có diện rộng.
3.2. Toàn thân
- Nếu bệnh tiến triển dai dẳng, tổn thương rộng phải kết hợp dùng kháng sinh chống nấm toàn thân: Nisozal 0.2g x 1- 2 viên/24h x 1- 2 tuần.
- Tác dụng phụ: gây độc với gan nên không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, người già, trẻ em <2 tuổi.
- Kết hợp với VTM nhóm B hoặc VTM B1 có thể phối hợp thuốc bổ gan.

II. BỆNH ECZEMA (CHÀM)
1. Đại cương
     Eczema là bệnh ngoài da dị ứng, có tổn thương cơ bản là mụn nước nhỏ li ti tập chung thành từng đám trên nền da đỏ, rất ngứa và hay tái phát. Nguyên nhân do:
- Tác nhân kích thích, người mắc bệnh đường tiêu hóa, bệnh nội tiết…
- Cơ địa dị ứng: dị ứng với hóa chất, thức ăn, thuốc..



2. Triệu chứng lâm sàng
- Giai đoạn tấy đỏ; có cảm giác ngứa trên da, sau đó nổi ban đỏ, hoặc dát đỏ, hơi cộm, ranh giới không rõ.
- Giai đoạn mụn nước: trên dát đỏ, xuất hiện mụn nước như hạt kê, kích thước 1-2mm. Mụn nước rất nông chứa dịch trong, sắp xếp thành mảng dày chi chít, rất ngứa.
- Giai đoạn chảy nước: do bệnh nhân gãi, hoặc mụn nước tự vỡ làm chảy dịch, có khi dàn dụa trên bề mặt tổn thương. Tại những mụn nước vỡ sẽ có vết trợt nhỏ và nông, chảy dịch liên tục.
- Giai đoạn đóng vẩy tiết: chất tiết dịch khô, đóng vẩy tiết màu vàng nhạt, vảy mỏng,  có thể tự bong hoặc do gãi.
- Giai đoạn lên da non: vảy tiết sẽ bong đi để lại lớp da mỏng, dần dần trên lớp da non lại bị dạn nứt, gây bong da hết lớp này đến lớp khác như phấn hoặc như cám, dần dần da trở lại mềm mại như bình thường.
3. Điều trị
3.1. Nguyên tắc
- cắt ngay dị nguyên nếu có.
- tùy từng giai đoạn của bệnh mà dùng thuốc bôi cho thích hợp.
- phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân.
- hạn chế kích thích da.
- nếu có điều kiện dùng liệu pháp làm thay đổi cơ địa.
3.2. Phương pháp điều trị
- Điều trị tại chỗ:
   + Giai đoạn cấp: đắp dd NaCl 0,9% sau đó bôi dd màu như xanh Metylen.
   + Giai đoạn bán cấp bôi kem Corticoide.
   + Giai đoạn mãn : bôi thuốc mữ bạt da bong vẩy: Benzosaly, Salysilic, mỡ Corticoide.
- Điều trị toàn thân:
   + Kháng Histamin tổng hợp.
   + thuốc giải mẫn cảm ( Vitamin C, Canxiclorua).
   + thuốc đông y
   + Kháng sinh nếu cần.

   + kiêng chất tanh./

Không có nhận xét nào: