BỆNH MÀY ĐAY
NỘI DUNG
1. Nguyên nhân
-
Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp, biểu hiện bệnh thường do phản ứng của cơ thể
khi gặp kháng nguyên lạ (thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, vi sinh vật, ký
sinh vật, do tiếp xúc, do lạnh, do nắng) hoặc có thể do di truyền.
2. Triệu chứng
* Mày đay cấp tính:
-
Xảy ra đột ngột và xuất hiện bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể, biểu hiện
các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ.
-
Nốt sẩn có đường kính 1-2cm hoặc thành đám sẩn to, hình dáng bất kì, tròn hoặc
vằn vèo, ranh giới rõ nổi trên mặt da, vài giờ hoặc vài ngày sau nốt sẩn có thể
lặn không để lại di chứng gì trên da.
-
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mày đay, ngứa rất dữ dội, càng gãi càng
ngứa, có khi gãi chảy máu không đỡ ngứa.
-
Nốt sẩn kéo dài vài 3 phút đến vài giờ rồi lặn.
-
Bệnh có thể xảy ra ở đường tiêu hóa gây nôn, ỉa chảy, có khi xảy ra ở tổ chức
não phù nề rất nguy hiểm.
-
Phù quincke thể đặc biệt ở mặt, làm cả vùng mặt sưng, cộm cứng, ngứa là dạng
mày đay xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ.
-
Đôi khi phự quincke ở đường hô hấp, gây chít hẹp thanh quản tạm thời rất nguy
hiểm, phải cấp cứu ngay, nếu không có thể gây tử vong do suy hô hấp.
* Mày đay mạn tính:
-
Mày đay mạn xảy ra khi bệnh xuất hiện kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng.
-
Mày đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mày đay thành vùng, thành vạch,
mày đay mụn nước.
3. Điều trị
-
Loại bỏ nguyên nhân gây khởi phát bệnh ( nếu có).
-
Dùng thuốc kháng histamin tổng hợp.
-
Thuốc bôi ngoài da: bột tal xoa lên vùng da có sẩn phù để giảm ngứa.
-
Dùng thuốc an thần khi người bệnh ngứa gây mất ngủ./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét