BỆNH
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
NỘI DUNG
1. Đại cương
1.1. Khái niệm
Sốt
xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đặc điểm
lâm sàng chủ yếu là xuất huyết, gan to, có thể có sốc dẫn đến tử vong nếu không
được điều trị thích hợp và kịp thời.
1.2.
Tác nhân gây bệnh
Virus
Dengue thuộc nhóm Arbovirus có 4 tuýp gây bệnh cho người được đặt tên là tuýp
1,2,3,4. Virus Dengue không sống được ở nhiệt độ bình thường nhưng lại tồn tại
khá lâu trong trạng thái đông lạnh, dễ bị bất hoạt trong các dung môi hữu cơ và
chất tẩy rửa..
1.3.
Đặc điểm dịch tễ
1.3.1.
Nguồn lây
Người
bệnh là nguồn lây chủ yếu, trong suốt thời gian bệnh có virus trong máu.
1.3.2.
Đường lây
Lây
qua vết muỗi đốt, trung gian truyền bệnh chính là muỗi vằn Aedes Aegypti. Muỗi
cái hút máu và truyền bệnh về ban ngày. Sau khi hút máu người bệnh, Aedes
Aegypti mang virus và truyền virus cho người khác.
1.3.3.
Cơ thể cảm thụ
-
Gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở trẻ từ 2 -9 tuổi, tỷ lệ trẻ trai và gái như
nhau. Nếu trẻ mắc bệnh lần hai dễ rơi vào tình trạng sốc (do có sẵn kháng thể
trong máu).
-
Bệnh thường gặp nhiều từ tháng 6-10 mùa mưa, bệnh thường xảy ra ở nơi đông dân
cư, vệ sinh môi trường kém.
2. Triệu chứng lâm sàng thể điển
hình
2.1. Thời kì ủ bệnh: từ
5-7 ngày.
2.2. Thời kì khởi phát
Bệnh nhân có sốt cao đột ngột, mệt mỏi, nhức
đầu, buồn nôn hoặc nôn, thời kì khởi phát thường ngắn.
2.3. Thời kì toàn phát
2.3.1. Hội chứng nhiễm khuẩn
-
Sốt cao liên tục 39-400C, thường kéo dài 4-7 ngày.
- Bệnh
nhân thường đau mỏi toàn thân, nhức đầu nhiều liên tục vùng trán, hai bên thái
dương,cảm giác gai rét, vã mồ hôi, ăn ngủ kém, mệt nhiều.
2.3.2. Hội chứng xuất huyết
-
Xuất huyết dưới da: có các dạng chấm, nốt đốm, dải xuất huyết lớn hơn là các mảng
xuất huyết, có thể gặp các u hoặc bọc xuất huyết dưới da. đốm xuất huyết thường
rải rác khắp cơ thể, gặp nhiều ở vùng da mỏng, mọc dày ở cẳng chân, cẳng tay (dấu
hiệu đi bít tất). những nơi bị va đập như chỗ đo huyết áp, đáng gió, đâm kim
tiêm truyền, véo da thường để lại dải hoặc mảng xuất huyết.
-
Xuất huyết niêm mạc: hay găp nhất là chảy máu cam, đa số chảy máu ở điểm mạch
Kisselbach, chảy máu lợi chân răng, xuất huyết dưới kết mạc mắt
-
Xuất huyết phủ tạng: phổ biến là xuất huyết tiêu hóa, sau đó là xuất huyết tiết
niệu, hô hấp, xuất huyết não, màng não…
2.3.3. Các triệu chứng khác
-
Tim mạch: mạch nhanh, tăng theo nhiệt độ, huyết áp gảim sau đó hồi phục. một số
trường hợp có sốc do xuất huyết nhiều, mất nước ( thường gặp ở ngày thứ 3-6 của
bệnh), biểu hiện mạch nhanh yếu, huyết áp hạ,kẹt, mệt lả, da tím lạnh, lơ mơ.
-
Tiêu hóa: đau bụng vùng gan, gan to, một số trường hợp có rối loạn tiêu
hóa,
nôn, ỉa lỏng, bụng chướng.
-
Hô hấp: viêm long đường hô hấp trên, viêm phổi do bội nhiễm.
2.3.4. Thời kì hồi phục
Thường sau 7 ngày, bệnh nhân hết sốt, mạch
huyết áp trở về bình thường, dấu hiệu xuất huyết giảm và hết, các xét nghiệm trở
về bình thường.
2.4. Cận lâm sàng
-
Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu giảm hoặc bình thường, bạch cầu lympho tăng,
số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm3 (<100 G/L), hematocrit
tăng cao, trường hợp có thể có rối loạn đông máu, huyết thanh chẩn đoán.
-
Enzym AST, ALT thường tăng.
3. Chẩn đoán
3.1. Chẩn đoán xác định: dựa
vào
-
Dịch tễ: thường gặp ở trẻ em từ 2-9 tuổi, bệnh hay gặp nhiều từ tháng 6- 10.
-
Lâm sàng: hội chứng nhiễm khuẩn, hội chứng xuất huyết.
-
Xét nghiệm máu:
+
Số lượng tiểu cầu giảm, tỷ lệ Prothrombin giảm; Fibrinogen máu giảm; giảm các yếu
tố đông máu.
+
Số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm, bạch cầu Lympho tăng, Hematocrit tăng;
rối loạn điện giải, giảm Na+.
3.2. phân độ sốt xuất huyết được
chia làm 4 mức độ:
-
Độ I: sốt, đau nhức, mạch huyết áp bình thường, nghiệm pháp dây thắt (+)
-
Độ II: các triệu chứng của độ I kèm theo xuất huyết tự nhiên ở 1 số nơi như da,
niêm mạc, ống tiêu hóa. mạch huyết áp trong giới hạn bình thường.
-
Độ III: ngoài các triệu chứng của độ I,II, có biểu hiện thêm tình trạng tiền sốc.
-
Độ IV: tình trạng trụy tim mạch, huyết áp không đo được, mạch nhanh nhỏ không bắt
được.
Các trường hợp sốt xuất huyết Dengue độ I và II
còn gọi là sốt xuất huyết Dengue không sốc hay sốt xuất huyết Dengue nhẹ. Trường
hợp sốt xuất huyết Dengue độ III và IV còn gọi là sốt xuất huyết Dengue có sốc hay
sốt xuất huyết Dengue nặng.
4. Điều trị
4.1. Sốt xuất huyết Dengue không sốc
-
Hạ sốt: nới lỏng quần áo, lau người bằng nước ấm hoặc dùng thuốc paracetamol
10-15mg/kg/lần cách nhau 4-6h. không nên dùng Aspirin, Ibuprofen để điều trị vì
có thể gây sốt xuất huyết nặng hơn.
-
Bồi phụ nước và điện giải: cho người bệnh uống dd Oresol, nước trái cây. nếu
người bệnh nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, cô đặc máu thì bù dịch bằng đường
truyền tĩnh mạch, truyền dd NaCl 0,9% , Ringer lactat.
-
VTM C, Rutin, thuốc kháng Histamin để bảo vệ thành mạch, hạn chế phản ứng, dị ứng
quá mẫn.
-
Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn đặc biệt từ ngày thứ 3-5 của bệnh để phát hiện kịp
thời các dấu hiệu tiền sốc như: giảm nhiệt độ đột ngột, bứt rứt khó chịu, gan
to và đau, đầu chi mát. khi phát hiện các dấu hiện tiền sốc cần khẩn trương
chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
4.2. Sốt xuất huyết Dengue có sốc
-
Điều trị chống sốc bằng truyền dd điện giải, dd cao phân tử máu, plasma
(Dextran).
-
Theo dõi sát mạch, huyết áp, nhịp thở, hematocrít để đánh giá tình trạng bệnh.
-
Chống toan máu.
-
Trợ tim mạch, thuốc vận mạch (Dopamin).
-
Thở oxy, chống xuất huyết tiêu hóa.
5. Phòng bệnh
-
Theo dõi các trường hợp có sốt.
-
Diệt muỗi Aedes bằng phun thuốc diệt muỗi, hương muỗi.
-
Loại trừ các ổ nước đọng quanh nhà không cho bọ gậy phát triển.
-
Ngăn muỗi đốt người bằng cách ngủ màn.
-
Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét