Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG BỎNG (Tác nhân, cách tính diện tích bỏng, diễn biến, xử trí ) chi tiết

BỎNG
NỘI DUNG
   Bỏng là tổn thương tại chỗ của da chủ yếu hay gặp do nhiệt, nhưng biểu hiện bệnh lý lại là toàn thân(do đó người ta gọi là bệnh bỏng). Những trường hợp bỏng rộng, sâu thường đe dọa tính mạng bệnh nhân, nhất là ở trẻ em dễ có nguy cơ tử vong do rối loạn nước, điện giải cấp tính và nhiễm độc hoặc nếu qua được thì cũng để lại di chứng nặng nề.
1. Đặc điểm giải phẫu và tổ chức học của da
   - Da cấu tạo gồm 3 lớp: ngoài cùng là thượng bì, trong là trung bì, và hạ bì
   - Da là cơ quan có diện tích lớn nhất cơ thể, nó bao phủ toàn bộ mặt ngoài của cơ thể
   - Da có nhiều chức năng: làm ấm cơ thể, bảo vệ cơ thể và tạo cảm giác.
   - Khi da bị tổn thương thì hàng rào bên ngoài bị hư hại và môi trường bên trong cũng bị biến đổi theo. Có thể sự biến đổi này rất nặng nề và phức tạp.
2. tác nhân gây bỏng
2.1. bỏng nhiệt
   - bỏng nước sôi
   - bỏng do lửa cháy
   - bỏng do kim loại nóng chảy, nung đỏ..
   - điện thế cao, tia lửa điện..
   - một số yếu tố vật lý như nắng hè, tia hồ quang, tia X, tia phóng xạ tác động mạnh kéo dài sẽ gây bỏng.
2.2. bỏng hóa chất
   - acid mạnh: pH < 4, kiềm mạnh: pH>10, phospho trắng gây bỏng tại chỗ và gây độc toàn thân.
2.3. bỏng vôi tôi nóng: vừa do nhiệt vừa do hóa chất kiềm
3. diện tích vết bỏng
   - người lớn: bỏng >20% là bỏng nặng, bỏng >30% là bỏng rất nặng.
   - trẻ em: bỏng >10% là bỏng nặng, bỏng >20% là bỏng rất nặng.
3.1. công thức con số 9:
   - người ta chia da trên cơ thể người thành những phần tương đối bằng nhau mỗi phần chiếm khoảng 9% diện tích da toàn thân.
   + vùng đầu mặt cổ: 9%
   + vùng thân trước: 2x 9%
   + vùng thân sau: 2x 9%
   + vùng chi trên: 2x 9%
   + vùng chi dưới: 4x 9%
   + vùng sinh dục: 1%
    => công thức này áp dụng cho bệnh nhân là người lớn, trẻ em >5 tuổi, diện tích bỏng rộng và đồng đều.
   - ở trẻ em dưới 5 tuổi do diện tích da giữa các phần trên cơ thể có tỷ lệ khác người lớn nên được tính theo bảng sau:
Lứa tuổi
Diện tích da ở đầu mặt cổ
Diện tích da ở chi dưới
Trẻ sơ sinh
15%
12%
Trẻ < 6 tháng
14%
13%
Trẻ 6-12 tháng
13%
14%
Trẻ 12- 24 tháng
12%
15%
Trẻ 2- 3 tuổi
11%
16%
Trẻ 3- 4 tuổi
10%
17%
Trẻ > 5 tuổi
9%
18%
3.2. công thức bội số 3:
    + 1%: da bộ phận sinh dục ngoài, mu tay, mu chân
    + 3%: da một bàn tay, một bàn chân, da đầu phần có tóc, da mặt, da cổ,1 cẳng tay, 1 cánh tay.
    + 6%: 1 cẳng chân, da ở 2 mông
    + 9%: 1 chi trên, 1 đùi, đầu mặt cổ, 1 nửa thân có thể là nửa trên, có thể là nửa dưới, có thể nửa trái, nửa phải hoặc nửa phía trước, phía sau.
    + 18%: 1 chi dưới, 1 thân trước, 1 thân sau.
4. độ sâu tổn thương bỏng
   - Độ I: chỉ tổn thương phần ngoài lớp thượng bì
     vết bỏng nóng rát, đỏ và khô, sau vài ngày thâm lại, một tuần sau sẽ bong ra, da có màu trắng, khỏi không để lại sẹo.
   - Độ II: tổn thương hết lớp thượng bì chớm vào lớp trung bì
     Vết bỏng có các nốt phỏng nước, khi vỡ để lộ nền vết bỏng nhẵn, đỏ hồng, luôn luôn ướt. Khi khỏi để lại sẹo màu hồng, mềm mại, lông còn. Nếu bỏng diện rộng toàn thân có gây sốc bỏng.
   - Độ III: tổn thương đến lớp trung bì. Ngoài các nang lông là độ III nông, trong các nang lông là độ III sâu.
     + Tình trạng toàn thân như bỏng độ II
    + Tại chỗ: vết bỏng hoại tử không hoàn toàn, nền vết bỏng loang nổ như mặt đá hoa, khi khỏi để lại sẹo trắng, cứng, lông không còn, màu sắc da thay đổi.
   - Độ IV: tổn thương đến lớp hạ bì
    + Toàn thân như bỏng độ II.
    + Tại chỗ là tình trạng hoại tử hoàn toàn, hoại tử khô hoặc ướt. Khi khỏi để lại sẹo cứng, nhăn nhúm.
   - Độ V: tổn thương hết bề dày của da và đến cơ xương bên trong.
5. Diễn biến bỏng
5.1. Sốc bỏng
    Xảy ra trên một bệnh nhân bỏng nặng, điển hình sau giờ thứ sáu kéo dài đến 48h hay 72h. Biểu hiện:
- Toàn thân:
   + kích thích vật vã, khát nước
   + Mạch nhanh, huyết áp giảm, nhịp thở nhanh nông.
   + Số lượng nước tiểu ít hoặc vô niệu.
- Tại chỗ: đau rát tại vết bỏng
- Xét nghiệm:
   + Điện giải đồ: natri, clo giảm; kali tăng
   + Urê máu, creatinin máu tăng.
   + Albumin niệu tăng
5.2. Nhiễm độc cấp và nhiễm trùng
     Nhiễm độc cấp xảy ra ở ngày thứ 3, thứ 4 sau bỏng, tiếp theo là tình trạng nhiễm trùng kéo dài khoảng 2 tuần lễ.
- Da xanh tái, toàn thân có dấu hiệu mất nước, sốt cao.
- Suy thận cấp
- Thiểu niệu hoặc vô niệu
- Ure máu tăng, bạch cầu tăng
- Vết bỏng có mủ.
5.3. Suy mòn và biến chứng
   Bắt đầu từ tuần lễ thứ 2
  - Viêm thận mạn tính
  - Viêm đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi
  - Chảy máu đường tiêu hóa
5.4. Hồi phục
     Qua giai đoạn suy mòn, toàn thân hồi phục dần, vết bỏng thành sẹo.
6. Sơ cứu ban đầu
6.1. Loại trừ tác nhân gây bỏng
   - Bỏng nhiệt: nhanh chóng cởi bỏ quần áo nơi bị bỏng, ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước sạch, rét thì chỉ dội rửa.
   - Bỏng axit mạnh: thì chung hòa bằng dung dịch kiềm như nước vôi nhì hoặc natri bicacbonat.
6.2. phòng chống sốc ngay từ đầu
   - băng vết bỏng
   - bất động chi bỏng
   - dùng thuốc : paracetamol 0.5g x 02 viên/lần
                       seduxen 5mg x hai viên/lần
6.3. bù nước điện giải: cho bệnh nhân uống nước hoặc uống oresol 27.5g pha với 1000 ml nước sôi để nguội, uống theo nhu cầu.
6.4. chống nhiễm trùng sớm
- không bôi bất kỳ một thứ thuốc nào lên vết thương.
- băng kín che phủ vết bỏng đề phòng bội nhiễm,
- Tiêm SAT phòng uốn ván: SAT x 01 ống, tiêm bắp nông.
- Dùng kháng sinh uống hoặc tiêm:

  Cefotaxim 1g x 1ống/lần hoặc cefalexin 0.5g x 02 viên/lần, dùng 5-7 ngày./

Không có nhận xét nào: