Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG VIÊM TỤY CẤP ( Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ) chi tiết

VIÊM TỤY CẤP
NỘI DUNG
1. Đại cương
- Viêm tụy cấp thường xảy ra đột ngột trên một bệnh nhân đứng tuổi khoảng 35- 50 tuổi, to béo và thường xảy ra sau một bữa ăn thịnh soạn.
- Nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp: do chính các men của tuyến tụy (men trypsinogen dạng chưa hoạt động) được hoạt hóa thành dạng hoạt động (trypsin dạng hoạt động) khi nó vẫn còn ở ngay trong tuyến tụy, nhưng cho đến nay vẫn còn chưa được rõ ràng.
- các nguy cơ gây viêm tụy cấp hay gặp nhất là:
+ Sỏi đường mật và lạm dụng rượu chiếm 80%
+ Giun chui ống mật tụy.
2. Triệu chứng
2.1. Toàn thân :
     Có 25% các trường hợp có biểu hiện sốc rõ rệt: da mặt xanh tái, hốt hoảng, kích thích vật vã, đầu chi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt hoặc kẹt. nguyên nhân của sốc là đau, giảm khối lượng tuần hoàn do hiện tượng thấm dịch viêm.
2.2. Cơ năng
- Đau bụng: là triệu chứng nổi bật nhất, đau bụng đột ngột dữ dội vùng trên  rốn, đau lan ra sau lưng và bả vai trái.
- Nôn: nôn nhiều kèm theo đau bụng, chất nôn là thức ăn, dịch mật hay dịch tiêu hóa.
- Bí trung đại tiện: triệu chứng này không thường xuyên.
2.3. Thực thể
       triệu chứng tại chỗ không rõ rệt, không đặc hiệu của một loại cấp cứu ngoại khoa nào cả mà rất mơ hồ, nếu có thường có biểu hiện:
- chướng bụng: chướng nhẹ, đều, không có dấu hiệu quai ruột nổi.
- phản ứng thành bụng không rõ rệt.
- ấn điểm sườn lưng trái bệnh nhân thường đau
    => Tóm lại: trong viêm tụy cấp người ta thường thấy có một sự tương phản rõ rệt giữa một bên là sự rầm rộ của các triệu chứng cơ năng và toàn thân(gần giống như bệnh tắc ruột và thủng dạ dày) với một bên là triệu chứng mơ hồ, không rõ rệt, không đặc hiệu của triệu chứng thực thể. Rất khó chẩn đoán xác định ngay nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.
2.4. cận lâm sàng
- chụp X-Quang ổ bụng có 2 hình ảnh âm tính quan trọng là
+ không có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành
+ không có hình ảnh tắc ruột
- Một số hình ảnh gợi ý:
+ hình một quai ruột giãn đơn độc khu giữa ổ bụng
+ hình đường viềm quai ruột dầy, ổ bụng mờ thấp
+ góc sườn hoành màng phổi trái có thể mờ.
- Xét nghiệm
+ Amylaza máu tăng cao
+ Amylaza nước tiểu tăng cao
+ canxi máu giảm
- siêu âm: là cận lâm sàng được sử dụng rộng rãi, có thể cho biết tình trạng tổn thương tụy\
- chụp cắt lớp vi tính là phương pháp rất có giá trị hiện nay, đặc biệt là chụp có cản quang
3. Các thể lâm sàng
Xếp loại theo tổn thương giải phẫu bệnh, viêm tụy cấp được chia làm các thể sau:
- Thể phù nề: hay gặp nhất, diễn biến thường nhẹ.
- Thể hoại tử chảy máu
- Thể nung mủ
- Hai thể sau thường nặng, thường dẫn đến tử vong.
4. Điều trị
4.1. Thể phù nề
Thường được điều trị nội khoa
- Dùng thuốc giảm tiết dịch và chống co thắt:
+ Atropin 1-2 mg/24h
Zantac 50- 100mg/24h.
- Giảm đau chống sốc:
+ Chống sốc: truyền nước, điện giải, huyết tương, máu.
+ Giảm đau: Dolargan 1g x 1 ống/1lần, tiêm bắp 1- 3 lần/ngày.
- Đặt sonde dạ dày để hút dịch tá tràng nhằm giảm tiết dịch tụy, giảm áp lực trong ống tiêu hóa làm giảm đau.
- Nhịn ăn để tránh kích thích tiết dịch tiêu hóa hoặc chỉ cho ăn rất ít tránh dạ dày co bóp nhiều do không có thức ăn.
- Mổ giải quyết nguyên nhân khi đã xác định được.
4.2. Thể hoại tử chảy máu và thể nung mủ
Phải mổ cấp cứu giải quyết nguyên nhân như sỏi, giun trong đường mật, sau đó đặt dẫn lưu túi mật hoặc ống mật chủ, dẫn lưu hậu cung mạc nối, dẫn lưu ổ bụng.
5. Phòng bệnh
- Tẩy giun định kỳ.
- Không uống rượu quá mức cho phép

- Khi phát hiện có sỏi đường mật và sỏi túi mật phải điều trị dứt điểm./

Không có nhận xét nào: