LỒNG
RUỘT CẤP TÍNH Ở TRẺ EM
NỘI
DUNG
1. Đai cương
Lồng
ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ <
12 tháng tuổi, trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, hay gặp trên một trẻ trai bụ bẫm,
nuôi đơn thuần bằng sữa mẹ.
2. Triệu chứng
2.1. Lâm sàng
2.1.1. Toàn thân
Bệnh nhân đến sớm có dấu hiệu toàn thân ít
thay đổi, đến muộn có dấu hiệu mất nước và nhiễm độc.
2.1.2. Cơ năng
-
Khóc thét bỏ bú: trẻ đang chơi bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn người ra sau, chân
đạp tung lên, cơn đau đến khi trẻ đang bú thì trẻ bỏ bú và nôn. Đây là dấu hiệu
đầu tiên, cơn đau kéo dài 5- 10 phút, sau cơn đau trẻ mệt và bỏ bú.
-
Nôn: tiếp cơn đau là nôn, nôn ra sữa, mật vàng, lồng ruột đến muộn nôn ra dịch
phân do khối lồng hoại tử.
-
Đi ngoài ra máu: dấu hiệu này xuất hiện sau 6h kể từ cơn đau đầu tiên, máu màu
đỏ tươi, mùi tanh, hoặc không mùi.
2.1.3. Thực thể:
-
khối lồng: sờ nắn thành bụng nhẹ nhàng ngoài cơn đau có thể sờ thấy một khối
tròn hoặc hơi dài, khá sâu, không dính vào thành bụng, di động ít ở dưới tay.
-
thăm trực tràng có máu dính theo tay
-
Hố chậu phải rỗng: khi lồng ruột manh tràng kéo lên trên, dấu hiệu này ít có
giá trị chẩn đoán.
2.2. cận lâm sàng
-
chụp X-Quang: chụp X-Quang ổ bụng có thụt baryte khung đại tràng có hình ảnh khối
lồng: hình càng cua, hình cắt cụt, hình móc câu, hình liềm…
-
siêu âm: xác định được hình ảnh, vị trí khối lồng.
3. chẩn đoán
3.1. chẩn đoán xác định
Dựa
vào tam chứng cổ điển:
-
đau bụng
-
nôn và ỉa máu
-
sờ thấy khối lồng
Nếu
các triệu chứng không rõ có thể dựa vào chụp X-Quang
-
Phương trình Fèvre (sớm)
+
khóc thét cơn dữ dội + khối lồng = lồng ruột
+
khóc thét cơn + nôn + thăm trực tràng có máu = lồng ruột
+
khóc thét cơn dữ dội + X-Quang (liềm, càng cua) = lồng ruột
-
phương trình Ombrédane (muộn):
Triệu
chứng tắc ruột + ỉa máu = lồng ruột
3.2. chẩn đoán phân biệt
-
Hội chứng lỵ: ít gặp, bệnh nhân đau nhẹ, đau quặn, tính chất dịch tễ,
-
viêm dạ dày ruột: ít ở trẻ nhũ nhi
-
Hemophilie: dấu hiệu dây thắt (+), chảy máu dưới da.
-
Meckel viêm: ỉa máu tươi, đau ít, cơn không rõ ràng.
4. Điều trị
4.1. Điều trị bằng
phương pháp không mổ
4.1.1. Tháo lồng bằng
phương pháp thụt Baryte khung đại tràng
Chỉ
định khi bệnh nhân đến sớm trước 24h, thể trạng chung còn tốt, bụng chưa trướng.
4.1.2. Tháo lồng bằng
bơm hơi đại tràng
Chỉ
định:
+
Trẻ lồng ruột đến sớm trước 48h hoặc sau
48h mà các triệu chứng toàn thân còn tốt.
+
Thể trạng bệnh nhân tốt, bụng chưa chướng, khối lồng chưa xuống quá sâu.
4.2. Điều trị bằng phẫu
thuật
Chỉ
định: Bệnh nhân đến muộn sau 48h đã có triệu chứng tắc ruột, thể trạng chung xấu,
bụng chướng nhiều hay đã có dấu hiệu hoại tử đoạn ruột./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét