Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG SỎI ỐNG MẬT CHỦ ( Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ) chi tiết

SỎI ỐNG MẬT CHỦ
NỘI DUNG
1. Nguyên nhân
- Nhiễm khuẩn đường mật
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
- Rối loạn chuyển hóa.
2. Triệu chứng
2.1. Toàn thân
     Biểu hiện hội chứng nhiễm trùng nặng sốt 39- 400C, môi khô, lưỡi bẩn, da vàng, thể trạng gầy sút nhanh.
2.2. Cơ năng:
- Đau: đau đột ngột, dữ dội bắt đầu đau ở hạ sườn phải lan ra sau lưng lên ngực và lan lên vai.
- Sốt: sốt cao 39- 400C kèm theo rét run sau đó vã mồ hôi.
- Vàng da: xuất hiện sau 24- 48h sau cơn đau đầu tiên, đầu tiên vàng ở củng mạc mắt sau đó xuất hiện vàng da toàn thân.
  => Ba triệu chứng trên xuất hiện theo trình tự, kéo dài một thời gian ngắn từ 4- 7 ngày, các triệu chứng này lần lượt mất đi theo trình tự như trên. Gọi là tam chứng charcot.
- Ngoài ra còn có các triệu chứng khác:
+ Buồn nôn hoặc nôn
+ Nước tiểu sẫm màu
+ ngứa toàn thân
2.3. Thực thể
- Nhìn: thành bụng thấy túi mật căng to ngay dưới hạ sườn phải, có thể ngang rốn hoặc hố chậu phải.
- Sờ:
+ Bụng có phản ứng mạnh
+ Gan to, đau
+ Túi mật căng to đau.
2.4. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Bilirubin máu tăng cao.
- Xét nghiệm nước tiểu: có muối mật, sắc tố mật.
- Chụp X-Quang: có thể thấy sỏi cản quang
- Siêu âm: thấy vị trí, số lượng và kích thước của sỏi.
3. Tiến triển và biến chứng: khi sỏi gây tắc mật sẽ gây ra:
- thấm mật phúc mạc
- áp xe đường mật
- viêm túi mật hoại tử
- chảy máu đường mật
- viêm tụy cấp
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định
Nếu đủ 3 triệu chứng : đau sốt, vàng da xuất hiện một cách trình tự và tái diễn nhiều lần.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
- Ung thư đầu tụy.
- Giun chui ống mật
- Viêm gan virus.
- Thủng ổ loét hành tá tràng.
5. Xử trí và phòng bệnh
5.1. Xử trí
* Ở tuyến y tế cơ sở:
- Cho ăn lỏng, thức ăn dễ tiêu
- Dùng kháng sinh: penicillin hoặc Ampicillin.
- Dùng thuốc chống co thắt: atropin, nospa.
- Chẩn đoán bệnh sớm
- Gửi bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị và xét nghiệm.
* Tuyến có khả năng phẫu thuật:
- Thông thường với sỏi ống mật chủ nên phẫu thuật có kế hoạch ( có thể mổ mở hoặc mổ nội soi), cần điều trị nội khoa trước: kháng sinh, lợi mật giãn cơ trơn đường mật, truyền dịch, điện giải.
- tuy nhiên, nếu sau điều trị nội khoa từ 24-48h mà tình trạng nhiễm trùng và tắc mật không đỡ thì cần can thiệp phẫu thuật sớm.
5.2. Phòng bệnh
- Vệ sinh ăn uống, chống nhiễm các bệnh ký sinh trùng đường ruột.
- Tẩy giun định kỳ.
- Điều trị tích cực khi bị giun chui ống mật./


Không có nhận xét nào: