Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

BÀI GIẢNG SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU - SỎI THẬN VÀ SỎI BÀNG QUANG ( Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ) chi tiết

SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
NỘI DUNG
I. SỎI THẬN
1. Đại cương
      Sỏi thận là một bệnh thường gặp, chiếm 45% trong số sỏi đường tiết niệu, do nhiều nguyên nhân phối hợp mang lại nhiều biến chứng nguy hại cho người bệnh.
2. Nguyên nhân
2.1. Tại chỗ
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Nước tiểu bị ứ đọng lâu ngày sinh ra nhiễm trùng và gây sỏi.
2.2. Toàn thân
Do rối loạn chuyển hóa các chất oxalat, urat, đặc biệt là rối loạn chuyển hóa canxi, canxi tăng quá mức bình thường trong nước tiểu dễ gây ra sỏi thận. Nguyên nhân tăng canxi do chế độ ăn, do rối loạn nội tiết, do cường tuyến giáp tạng, thiếu vitamin A tạo điều kiện làm sừng hóa tế bào liên kết đài bể thận.
3. triệu chứng
3.1. Toàn thân : không có gì đặc biệt trừ những trường hợp có biến chứng nhiễm khuẩn và suy thận
3.2. Cơ năng:
- cơn đau quặn thận: đau dữ dội từ vùng thận, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống bàng quang và ra tận bộ phận sinh dục ngoài.
- đái ra máu toàn bãi: thường xuất hiện sau cơn đau hoặc vận động quá mạnh.
- đái ra mủ toàn bãi: thường xuất hiện khi bị nhiễm trùng kèm theo.
3.3. Thực thể:
- đau vùng thắt lưng khi thăm khám, sờ nắn hoặc đấm nhẹ.
- nếu thận đã căng to có thể sờ thấy qua dấu hiệu chạm thận và bập bềnh thận.
3.4. Tiền sử: có tiền sử đái ra sỏi
3.5. cận lâm sàng
- xét nghiệm nước tiểu: có hồng cầu, bạch cầu, tế bào mủ, các tinh thể gây sỏi.
- siêu âm: cho biết chính xác vị trí, kích thước, số lượng sỏi
- chụp X-Quang: thấy hình ảnh cản quang của sỏi.
+ chụp thận tĩnh mạch (UIV): biết thận có sỏi không, chức năng của thận.
+ chụp thận ngược dòng(UPR): bơm thuốc cản quang đi ngược từ niệu quản lên thận rồi chụp.
4. điều trị
4.1. Nội khoa: áp dụng trong trường hợp có sỏi nhỏ và có thể di động ra ngoài tự nhiên, để đề phòng sỏi tái phát.
- chế độ ăn: nhiều rau quả, sữa. nên hạn chế ăn thịt hay thức ăn chứa nhiều canxi
- dùng từng đợt thuốc lợi tiểu đông y hoặc tây y: kim tiền thảo, bông mã đề, kết hợp uống nhiều nước .
- kết hợp thuốc tăng co bóp mạch: prostignin hoặc thuốc có tác dụng giãn cơ: atropin, nospa
- dùng kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn.
4.2. Ngoại khoa
- gửi lên tuyến trên điều trị ngoại khoa đối với BN có sỏi to, sỏi có biến chứng nặng
- Các phương pháp phẫu thuật:
+ tán sỏi ngoài cơ thể
+ tán sỏi ngược dòng
+ phẫu thuật nội soi lấy sỏi
+ phẫu thuật mổ mở
5. Phòng bệnh
- Chế độ ăn đủ chất, hợp lý, thay đổi loại thức ăn.
- Những bệnh nhân nằm lâu ngày cần uống đủ nước (bệnh nhân liệt tủy, lao cột sống, gãy xương).
II. SỎI BÀNG QUANG
1. Nguyên nhân
1.1. Sỏi nguyên phát
     Thường gặp ở trẻ em và phụ nữ, nguyên nhân giống nguyên nhân sinh sỏi ở hệ tiết niệu nói chung.
1.2. Sỏi thứ phát
- Sỏi ở thận, niệu quản rơi xuống
- Do ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.
- Nhiễm khuẩn
- Biến dạng ở cổ bàng quang ( xơ cứng cổ bàng quang ở người trẻ, u xơ tuyến tiền liệt ở người già).
2. Triệu chứng
2.1. Toàn thân
Bệnh nhân vật vã khó chịu vì bí đái hoặc do các rối loạn tiểu tiện. Nếu để lâu sẽ gây viêm thận ngược dòng hoặc suy thận.
2.2. Cơ năng
- Đau buốt vùng hạ vị lan dần ra bộ phận sinh dục ngoài hoặc tầng sinh môn.
- Đái rắt, đái khó, đái nhỏ giọt, có khi gây bí đái.
- Có triệu chứng viêm bàng quang: đái rắt, đái buốt, đái đục.
- Đái ra máu cuối bãi.
2.3. Thực thể
- Khám thấy có cầu bàng quang nếu bí đái hoàn toàn.
- Có các lỗ dò từ bàng quang ra thành bụng, tầng sinh môn, hoặc âm đạo.
2.4. Cận lâm sàng
- Siêu âm, chụp X-Quang: thấy hình ảnh của sỏi
- Xét nghiệm nước tiểu: có tinh thể oxalat, phosphat, hồng cầu, bạch cầu.
3. Biến chứng
- Viêm bàng quang có mủ
- Xơ teo bàng quang do viêm.
4. Xử trí
4.1. tại tuyến y tế cơ sở
- Khi chưa có biến chứng cần giải thích cho bệnh nhân và gia đình chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị (tán sỏi, mổ lấy sỏi).
- Khi có biến chứng: tắc đái đặt sonde bàng quang. Nếu đặt sonde khó thì không có tình đặt, không chọc hút nước tiểu trên xương mu. Tiêm thuốc an thần, trợ lực, trợ tim rồi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên sớm.
4.2. Điều trị cụ thể
- Mổ mở lấy sỏi
- Tán sỏi qua nội soi
5. Phòng bệnh
- Khuyên bệnh nhân thực hiện chế độ ăn uống hợp lý:
+ Nếu sỏi urat: ăn chế độ rau quả, hạn chế thịt.
+ Nếu sỏi oxalat calci: không ăn thức ăn có nhiều oxalat calci như: ca cao, socola, tôm, cua ốc..
+ Nếu là sỏi photphatcanxi: hạn chế thức ăn có nhiều canxi như trứng, sữa..
+ Uống nhiều nước.
- Không nên nhịn tiểu lâu.

- Không lao động nặng trong thời gian 1 năm sau khi mổ./

Không có nhận xét nào: