THỦNG
Ổ LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
NỘI
DUNG
1. Nguyên nhân
-
Loét dạ dày tá tràng mạn tính là nguyên nhân hay gặp nhất trong các nguyên nhân
gây thủng dạ dày tá tràng chiếm 90- 95%.
-
Ung thư dạ dày: nguyên nhân này ít gặp hơn.
2. Sinh lý bệnh
-
Lỗ thủng:
+
Vị trí: có thể ở bờ cong nhỏ hoặc mặt trước hành tá tràng.
+
Số lượng: thường gặp thủng một lỗ, rất ít khi có 2 hay nhiều lỗ thủng. Có thể
thủng ở một ổ loét non hay ở một ổ loét chai cứng.Có thể ở 1 ổ loét đã được
khâu lần trước.
+
Kích thước: lỗ thủng nhỏ như hạt đỗ xanh, cũng có thể to đút lọt ngón tay.
+
Bờ ổ loét: xơ chai, cứng nhưng mủn trong ổ loét cũ, cũng có thể mềm mại trong ổ
loét non.
-
Tình trạng ổ bụng: sạch hay bẩn phụ thuộc vào thủng gần hay xa bữa ăn, bệnh
nhân tới viện sớm hay muộn, lỗ thủng to hay nhỏ.
3.Triệu chứng lâm sàng
3.1. Toàn thân:
Gặp 30% bệnh nhân thủng dạ dày- tá tràng
có sốc thoáng qua, sốc có thể thoáng qua hoặc kéo dài đến một giờ, sau đó mạch,
huyết áp sẽ trở lại bình thường.
3.2. Cơ năng:
-
Đau bụng: đột ngột dữ dội như dao đâm vùng trên rốn, sau lan ra khắp ổ bụng,
đau lan lên vai lên ngực và ra sau lưng làm bệnh nhân thường không dám thở mạnh.
-
Nôn: xuất hiện sau cơn đau chiếm 50%, chất nôn thường là dịch dạ dày, cá biệt
có thể thấy nôn ra máu.
-
Bí trung tiện: gặp trong trường hợp bệnh nhân tới muộn có viêm phúc mạc.
3.3. Thực thể:
-
Nhìn: cơ thành bụng nổi rõ, bụng rất ít hoặc không di động theo nhịp thở.
-
Sờ: bụng co cứng liên tục, cứng như gỗ (dấu hiệu bụng gỗ), lúc đầu ở vùng thượng
vị sau lan khắp ổ bụng, dấu hiệu này chỉ thấy khi bệnh nhân tới sớm. Nếu tới muộn
có dấu hiệu cảm ứng phúc mạc.
-
Gõ: thấy mất vùng đục trước gan
-
Thăm trực tràng, âm đạo: túi cùng Douglass phồng và bệnh nhân đau, đây là dấu
hiệu của viêm phúc mạc.
3.4. Cận lâm sàng
Chụp X-Quang ổ bụng không chuẩn bị ở tư thế
đứng thấy hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành một hoặc 2 bên (70-80%)
4. Chẩn đoán
4.1. Chẩn đoán xác định
-
đau bụng đột ngột dữ dội vùng trên rốn
-
bụng co cứng liên tục (dấu hiệu bụng gỗ)
-
X-Quang: có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành
-
Tiền sử loét dạ dày tá tràng
-
Có thể nội soi dạ dày tá tràng cấp cứu để chẩn đoán xác định.
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
-
viêm tụy cấp
-
viêm phúc mạc ruột thừa
-
viêm phúc mạc mật
-
tắc ruột.
5. Diễn biến
5.1.
Viêm phúc mạc lan tỏa
-
Giai đoạn đầu phúc mạc bị kích mạnh do hóa chất (HCl trong dịch vị).
-
Giai đoạn sau 12h viêm phúc mạc lan tỏa do nhiễm trùng.
5.2.
Viêm phúc mạc khu trú
-
Áp xe dưới cơ hoành thường gặp 4-5 ngày sau khi thủng dạ dày.
-
Biểu hiện:
+
Đau hạ sườn phải
+
Sốt 38- 390C.
+
Đôi khi bệnh nhân nấc do ổ áp xe kích thích vào cơ hoành.
+
Chụp X-Quang hoặc siêu âm có hình ảnh ổ áp xe.
6.
Xử trí tại tuyến y tế cơ sở
6.1.
Những việc nên làm
-
Đặt sonde dạ dày.
-
Truyền dịch nếu có
-
Tiêm thuốc trợ lực, trợ tim.
-
Nằm nơi thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
-
Khi hết sốc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
6.2.
Những việc không nên làm
-
Không được cho ăn
-
Không được tiêm thuốc giảm đau
-
Không được tiêm vào thành bụng
-
Không được thụt tháo./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét