Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

HD CÁCH KHÁM BỘ MÁY TIÊU HÓA

NỘI DUNG
Cách thăm khám bộ máy tiêu hóa
- Hỏi bệnh để phát hiện các rối loạn chức năng của bộ máy tiêu hóa.
- Khám bệnh:
+ Tiêu hóa trên
+ Khám tiêu hóa giữa( khám bụng)
+ Khám tiêu hóa dưới( thăm trực tràng)
- Các phương pháp cận lâm sàng
1. Hỏi bệnh
Các triệu chứng cơ năng của bộ máy tiêu hóa thường gặp là:
a. Đau bụng là một triệu chứng hay gặp và có giá trị bao giờ cũng là triệu chứng chỉ điểm cho một tổn thương thực thể nhất định.
- Cần hỏi kỹ những đặc tính của đau : vị trí đau, hướng lan, cường độ đau, thời điểm đau và tính chất của cơn đau?
- Ví dụ:
  + Cơn đau bụng ruột thường đau vùng quanh rốn nguyên nhân có thể do viêm ruột giun sán.
  + Cơn đau ruột thừa thường đau khu trú ở vùng hố chậu phải.
  + Cơn đau bụng gan: bệnh nhân đau bất chợt và dữ dội ở vùng hạ sườn phải.
  + Cơn đau bụng thận (hay gặp cơn đau quặn thận ): đột nhiên bệnh nhân đau vùng hố thắt lưng đau xuyên xuống bộ phận sinh dục.
  + Cơn đau dạ dày: đau vùng thượng vị xuyên ra sau lưng lên ngực .đau cảm giác rát bỏng đau có liên quan đến bữa ăn thường gặp về mùa lạnh gặp trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
b. Nôn - buồn nôn
- Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.
- Nôn là hiện tượng các chất chứa trong dạ dày đi ngược đường tiêu hóa ra ngoài qua đường miệng . tất cả các kích thích trên đường tiêu hóa từ nền lưỡi đến họng ruột non đều có thể gây ra nôn.
- Trước một bệnh nhân có nôn cần phải hỏi kĩ những đặc điểm sau:
+ Thích nôn, màu sắc, mùi?
+ Khối lượng chất nôn: mỗi lần nôn được khoảng bao nhiêu số lần?
+ Thời gian nôn: nôn tự nhiên hay sau kích thích nôn lúc đói hay sau khi ăn nôn liên tục hay không?
c. Rối loạn đại tiện: táo bón ỉa chảy ỉa máu cần hỏi tính chất phân thời gian rối loạn
-  Táo bón là hiện tượng phân khô rắn do ruột già hút lại nhiều nước làm cho phân khô cứng .nguyên nhân gây táo bón có thể do sinh hoạt ngồi nhiều do ăn uống ít rau quả ít nước do sốt cao viêm nhiễm....
-  Ỉa chảy phân tháo ra nhanh và lỏng hoặc nát nhiều lần trong ngày hoặc có khi chỉ ra toàn nước.
 + ỉa chảy cấp: phân lỏng 3- 4 lần hoặc vài chục lần/ ngày thời gian <=14 ngày.
   > Ỉa chảy cấp thể nhẹ: bệnh nhân vẫn bình thường chỉ thấy hơi mệt.
   > Ỉa chảy thể nặng : ỉa chảy nhiều lần đưa đến tình trạng mất nước mất muối dẫn đến người mệt lả khát nước nhiều da khô mắt trũng trụy tim mạch mạch nhanh nhỏ khó bắt huyết áp giảm.
 + ỉa chảy kéo dài phân lỏng thời gian đi ỉa lỏng liên tục trên 14 ngày.
- Ỉa ra máu: máu tươi hoặc máu màu đen (ỉa phân đen ) . khi xuất huyết tiêu hóa thường bệnh nhân có những dấu hiệu mất máu cấp kèm theo như chóng mặt hoa mắt chân tay lạnh mạch nhanh nhỏ huyết áp hạ.
d. Rối loạn về sự thèm ăn
- Không có cảm giác thèm ăn trông thấy thức ăn là sợ không muốn ăn không có cảm giác đói.
- Đầy bụng và khó tiêu bụng ậm ạch cảm giác tức bụng làm bệnh nhân ăn kém không muốn ăn.
e.  Ợ là hiện tượng ứa lên miệng nước và hơi trong dạ dày và thực quản do dạ dày tâm vị và thực quản co thắt không đồng thời.
- Ợ hơi do khi ăn nuốt nhiều hơi Hoặc do thức ăn đồ uống sinh hơi.
- Ợ nước: nước đắng( mật), nước chua (Dịch vị dạ dày) ợ thức ăn.
2. Khám thực thể bộ máy tiêu hóa
    Ông tiêu hóa đi từ miệng đến hậu môn . Thăm khám ta lên theo một trình tự từ trên xuống dưới như sau:
2.1. Khám phần tiêu hóa trên
-  Khám môi:
  + Bình thường môi màu hồng mềm mại cân đối.
  + Bệnh lý:
    > Môi Tím :suy hô hấp( hen phế quản giãn phế nang) suy tim.
    > Môi nhợt thiếu máu.
    > Môi to:  nổi u cục mụn phỏng nước nứt kẽ mép.
  + Khám khoang miệng :người bệnh há miệng, dùng đèn pin hoặc bảo người bệnh quay ra chỗ sáng ta dùng đè lưỡi để khám thành trên hai bên và nền miệng.
  + Bình thường niêm mạc hố miệng Hồng nhẵn và hơi ướt.
  + Bệnh lý:
    > Có mảng đen có những chấm xuất huyết.
    > Vết loét ổ loét mụn mọng nước.
    > Khối u hạt koplik màu đỏ ở giữa hơi xanh hoặc trắng.
    > Lỗ Stenong đỏ và sưng trong bệnh quai bị
-  Khám lưỡi:
  + bình thường lưỡi màu hồng hơi ướt các gai lưỡi rõ.
  + bệnh lý
    >  lưỡi bẩn đỏ sẫm và khô trong nhiễm khuẩn
    > lưỡi đen vàng nhợt màu mất gai loét và nứt kẽ.
- Khám tình trạng của Lợi và răng
- Khám họng và vòm họng
2.2. Khám tiêu hóa giữa( khám bụng)
2.2.1. Phân khu vùng bụng
-  Giới hạn ổ bụng phía trên là cơ hoành phía dưới là hai cánh chậu phía sau là cột sống và cơ lưng hai bên là cơ và cân thành bụng.
- Phân khu ổ bụng
+ kẻ 2 đường ngang:
> đường trên qua bờ dưới sườn( điểm thấp nhất).
> đường dưới qua hai gai chậu trước trên.
+ kẻ hai đường thẳng đứng qua giữa cung đùi phải và trái
+ kết quả chia bụng thành 3 tầng 9 vùng mỗi tầng có 3 vùng
> tầng trên ở giữa là vùng thượng vị hai bên là hạ sườn phải và hạ sườn trái
> tầng giữa ở giữa là vùng rốn hai bên là mạng sườn phải và trái.
> tầng dưới ở giữa là Vùng Hạ Vị hai bên là hố chậu phải và trái.
2.2.2. Cách khám bụng
* Nguyên tắc.
-  thăm khám nhẹ nhàng từ nông vào sâu chỗ không đau đến chỗ đau.
- phải đặt sát cả bàn tay vào thành bụng không lên chỉ đặt 5 đầu ngón tay.
- phải khám nơi có đủ ánh sáng Trời lạnh phải có buồng ấm xoa tay trước khi khám giải thích cho người bệnh yên tâm.
* tư thế người bệnh và thầy thuốc:
- người bệnh nằm ngửa tay duỗi thẳng chân co miệng há thở đều và sâu để thành bụng được mềm cởi áo hoặc vén áo lên ngực nới bớt quần.
- thầy thuốc ngồi bên phải người bệnh phía dưới.
* Nhìn:
- bình thường bụng thon đều cử động nhịp nhàng theo nhịp thở rốn lõm ở phụ nữ sau khi đẻ bụng có những vết rạn trắng ngà hoặc nâu.
- bệnh lý:
+ thay đổi về hình dáng:
> bụng phình to to toàn bụng hoặc to một phần bụng. do nhiều nguyên nhân do có nước trong khoang màng bụng do chướng hơi hoặc do các phủ tạng trong ổ bụng to lên gan to lách to Hoặc do các khối u u dạ dày u xơ tử cung u nang buồng trứng...
> bụng lõm lòng thuyền do suy mòn lao màng hẹp môn vị.
+ về cử động bụng co cứng thành bụng không cử động theo nhịp thở các cơ nổi Rõ gặp trong viêm phúc mạc thủng dạ dày.
+ những triệu chứng bất thường khác: sẹo mổ cũ vết thương những nhu động kiểu rắn bò tĩnh mạch nổi Rõ gọi là tuần hoàn bàng hệ.
* Sờ nắn: có thể hỏi để bệnh nhân không chú ý đến động tác thăm khám
- bình thường bụng mềm ấn không đau không thấy u trong ổ bụng.
- bất thường:
+  thay đổi thành bụng
> thành bụng co cứng và có phản ứng: khi ấn vào thành bụng co lại người bệnh gạt tay không cho khám. gặp trong viêm màng bụng cấp do thủng tạng rỗng viêm ruột thừa
>  thành Bụng phụ nề khám thấy da bụng dày ấn vào có vết lõm.
> thành bụng căng có nước hoặc có hơi.
+ những điểm đau cần chú ý khi khám:
> điểm túi mật: chỗ bờ ngoài cơ thẳng to gặp bờ sườn phải. làm nghiệm Pháp Murphy ấn nhẹ hai ngón tay vào điểm túi mật rồi bảo bệnh nhân Hít vào sâu Nếu đau người bệnh ngừng thở lại đột ngột gặp trong viêm túi mật.
> điểm Macburney: trung điểm của đoạn nối giữa rốn và gai chậu trước trên bên phải đau khi viêm ruột thừa cấp.
> điểm cạnh mũi ức phải đau trong giun chui ống mật
> các điểm niệu quản xem phần tiếp liệu.
+ sờ phát hiện khối u ở bụng các phủ Tạng to lên như gan to lách to cần nhận định về các đặc điểm vị trí kích thước hình thể mật độ độ di động bề bề mặt nhẵn hay gồ ghề đau hay không ở nông hay sâu.
* Gõ bụng: thầy thuốc áp sát lòng bàn tay trái vào thành bụng bệnh nhân dùng ngón tay phải gõ lên trên ngón tay cái gõ nhẹ đến mạnh dần để phát hiện những thay đổi của các phủ tạng trong ổ bụng.
- bình thường: gõ bụng có tiếng trong đều gõ vào tạng rỗng ở nơi có ruột non ruột già dạ dày thì có tiếng trong gõ vào tạng đặc gan lách có tiếng đục.
- bất thường:
+ Gõ vang toàn bộ bụng chướng hơi.
+ Gõ đục toàn bộ hoặc đục ở vùng thấp tràn dịch màng bụng.
+ gõ đục một phần có thể tràn dịch khu trú hoặc khối u như: gan to lách to hoặc u nang buồng trứng...
* Nghe bụng:
- thường chỉ nghe bụng khi khám tim thai bằng một ống nghe tim thai.
- nghe thấy tiếng óc ách của dạ dày khi lắc bệnh nhân buổi sáng lúc đói gặp trong hẹp môn vị.
-  nghe thấy tiếng sôi bụng có khi nhiều hơi và dịch trong ống tiêu hóa mỗi khi ruột co bóp tạo nên tiếng sôi gặp trong bán tắc ruột hoặc khối u manh tràng.
2.3. Khám tiêu hóa dưới ( khám hậu môn và trực tràng)
* Khám hậu môn
- Tư thế người bệnh : nằm phủ phục, hai chân quỳ ,hơi dạng, mông cao đầu thấp, vai thấp, mặc quần thủng đít hoặc tụt quần qua đùi. thầy thuốc đứng đối diện quan sát dùng tay banh các nếp nhăn của hậu môn và bảo bệnh nhân dặn để giãn cơ vòng quan sát phần niêm mạc bên trong.
- Bình thường :Da của hậu môn nhẵn các vết nhăn mềm và đều đặn niêm mạc bên trong hồng và ướt.
- Bệnh lý:
+ giữa các nếp nhăn có lỗ rò Hoặc có thể thấy giun kim
+ trĩ ngoại : thấy các tĩnh mạch nổi to và ngoằn ngoèo có khi thành từng búi chảy máu và sưng to.
+ sa trực tràng một đoạn trực tràng tụt qua hậu môn ra ngoài thường bị khô và xây sát
* khám trực tràng
- là một động tác cần thiết trong quá trình khám tiêu hóa nó giúp ta phát hiện nhiều bệnh của trực tràng như trĩ, Polyp u hoặc bệnh ngoài trực tràng như chửa ngoài tử cung u xơ tuyến tiền liệt....
- tư thế người bệnh nằm tư thế sản khoa hoặc tư thế nằm nghiêng chân trên co, chân dưới duỗi
-  thầy thuốc đeo găng tay dùng ngón tay trỏ thấm dầu bôi trơn đưa nhẹ nhàng và từ từ vào hậu môn khám nơi kín đáo.
- bình thường trực tràng rỗng không đau niêm Mạc mềm mại.
- bệnh lý thấy phân lổn Nhổn trĩ Thấy từng búi căng phồng , tuyến tiền liệt to khối u túi cùng douglas Căng phồng và đau.
3. các phương pháp thăm khám cận lâm sàng
3.1. Xét nghiệm
- các thăm dò chức năng gan
- hút dịch vị
3.2. Chiếu chụp X quang
Chụp dạ dày chụp khung đại tràng chụp gan túi mật Chụp sau khi bơm hơi vào màng bụng...
3.3. Phương pháp siêu âm
Cho thấy hình thái kích thước của gan túi mật và các phủ tạng khác giúp cho chẩn đoán áp xe gan và ung thư gan sỏi mật u tụy.
3.4. Phương pháp nội soi
Đã tiến bộ rất nhiều nhờ sự phát minh ra Sợi thủy tinh mềm . kỹ thuật nội soi trở nên dễ dàng thuận lợi hơn trước hình ảnh nội soi nhìn thấy rất rõ có thể sinh thiết và chụp ảnh các tổn thương. hiện nay người ta có thể soi thực quản dạ dày tá tràng đại tràng trực tràng ổ bụng.

Không có nhận xét nào: