Thứ Năm, 16 tháng 11, 2017

BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA

1. Đại cương 
      Nhắc lại đường đi của dây thần kinh hông:                                                                
Nó được cấu tạo bởi nhiều rễ thần kinh xuất phát từ tủy sống. Hai rễ chính là thắt lưng V và cùng I.  Các rễ này từ tủy trôi qua các lỗ liên kết, ngang sau các đĩa liên đốt ra  ngoài, tạo thành dây thần kinh hông. 
- Thần kinh hông từ chậu hông đi qua khớp xương cùng chậu, qua lỗ khuyết hông của xương chậu để vào hông, xuống đùi, xuống khoeo chân và chia làm hai nhánh:
  + Nhánh trước ngoài: đi dọc cẳng chân xuống đến mắt cá, chia ra nhiều nhánh chi phối mu chân ,  ngón chân cái và hai ngón liền với ngón cái. 
  + Nhánh sau trong: đi sau cẳng chân, xuống gót chân, rồi tỏa ra chi phối gan bàn  chân và cho hai  ngón út và áp út.
  Vì vậy tất cả những nguyên nhân gây tổn thương đến các rễ thần kinh hoặc chấn thương ở các đốt  sống thắt lưng L4, LV và cùng I đều ảnh hưởng đến thần kinh hông. 
2. Triệu chứng lâm sàng 
2.1. Triệu chứng cơ năng 
 Đau là dấu hiệu quan trọng nhất thường xuất hiện sau một gắng sức quá mức đột ngột, đau nhói ở 
một bên thắt lưng sau lan dần xuống mông, mặt sau đùi, khoeo chân, bắp chân, mắt cá trong, bàn  chân và ngón chân. Mức độ đau có thể: 
  + Đau dữ dội, liên tục, làm bệnh nhân không đi đứng được phải hơi co chân lại cho đỡ đau. 
  + Đau ít, tiến triển từ từ, nghỉ ngơi thì đỡ đau, khi vận động, lúc ho, hắt hơi thì đau tăng. Rối loạn cảm giác có vị trí bị giảm hoặc mất cảm giác rõ ràng hoặc có cảm giác tê bị kiến bò đôi khi cảm giác căng như bị rát bỏng ở bàn chân cẳng chân. 
2.2. Triệu chứng thực thể 
- Các điểm đau valleix tỉnh trực tiếp vào các điểm nằm trên đường đi của dây thần kinh hông to sẽ  gây đau tăng đặc biệt khi ấn vào cạnh đốt sống thắt lưng 5 là nơi xuất phát của rễ thần kinh bị tổn  thương sẽ gây đau lan khắp dây thần kinh. 
- Nghiệm pháp Naffziger dương tính: để bệnh nhân nằm ngửa chân duỗi thẳng cầm chân bệnh nhân nâng lên từ từ cho chân thẳng góc với thân đến một mức nào đó bệnh nhân đau phải co chân lại. 
- Dấu hiệu Nêri: bệnh nhân ngồi hai chân duỗi thẳng trên giường đầu gối về phía trước đưa tay chạm ngón chân cái nếu dây thần kinh bị căng đau chân gập lại. 
- Rối loạn vận động: Nếu tổn thương kéo dài chi dưới co duỗi kém bệnh nhân đi khập khễnh nhấn  chân hình kéo lê chân bệnh cử động của bàn chân và ngón cái giảm cột sống bị vẹo hướng về bên lành.   
  + Tổn thương ở rễ thắt lưng 5 bệnh nhân đi bằng ngón thì dễ bàn chân không dạng ra được. 
  + Tổn thương ở rễ cùng một bệnh nhân đi bằng gót thì dễ bằng ngón thì khó bàn chân không khép  vào được. 
- Rối loạn phản xạ và dinh dưỡng: 
  + Tổn thương rễ thắt lưng V, phản xạ gân bình thường: teo cơ khu trước ngoài cẳng chân. 
  + Tổn thương rễ cùng I: phản xạ gân xương giảm hoặc mất phản xạ gót chân teo cơ  bắp chân. 
2.3. Triệu chứng X Quang        Chụp cột sống thông thường hoặc có cảnh quan để phát hiện các tổn thương và sự thật của cột sống viêm, u, chấn thương, dị tật. 
3. Nguyên nhân 
- Lồi đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu hơn 80% trường hợp thường xảy ra sau  một động tác quá mạnh bê tông bê tông sách một xô sỏi nặng hoặc do ngã chấn thương vùng lưng. 
- Viêm nhiễm viêm các khớp cột sống hông do thấp khớp các bệnh nhiễm khuẩn viêm dính cột sống  lao cột sống. 
- Thoái hóa đốt sống lưng gai đôi mỏ vẹt ở các đốt sống hoặc do biến dạng bẩm sinh của cột sống. 
- Yếu tố thuận lợi trời ẩm, lạnh .
4. Điều trị 
Phải kết hợp điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. 
4.1. Điều trị nội khoa 
4.1.1. Giai đoạn cấp 
    Nằm ngửa bất động trên giường cứng tránh di chuyển vận động cột sống trong 3- 5 ngày. 
-  Dùng các thuốc giảm đau chống viêm một trong các thuốc sau: 
  + Aspirin 0,5g ngày uống 1- 2g chia nhiều lần, uống lúc no. 
  + Diclofenac ( Voltaren) 50mg x 2 viên, ngày 2- 3 lần. 
  + Indomethacin 25mg x 4- 6 viên/ngày chia 2- 3 lần. 
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm 50mg x 2- 4 viên/ngày. 
- An thần: Diazepam (Valium, Seduxen) 5mg x 1- 3 viên/ ngày. 
4.1.2. Giai đoạn mạn hoặc bán cấp 
Kết hợp các phương pháp vật lý chườm nóng xoa bóp bấm huyệt châm cứu. 
Chế độ sinh hoạt lao động thích hợp thư giãn cột sống. 
4.2. Điều trị ngoại khoa 
- Trường hợp thoát vị đĩa đệm đã được điều trị nội khoa không đỡ hoặc tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến sinh hoạt cần phẫu thuật. 

Không có nhận xét nào: