Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Liều dùng, cách dùng thuốc Adrenalin - Hướng dẫn sử dụng cụ thể cho cán bộ y tế

Thuốc: Adrenalin 1mg/1ml
Thành phần công thức:
Adrenalin .............................................. 1mg
Tá dược .................................................. vừa đủ 1ml
( natri metabisulfit, natri clorid, nước để pha thuốc tiêm).
Dạng bào chế: dung dịch tiêm
Mô tả sản phẩm: Dung dịch thuốc tiêm vô khuẩn được đóng trong ống thủy tinh màu nâu, kín. Dung dịch trong, không màu.
pH: 2,2- 5,0 .
Chỉ định: 
- Cấp cứu ngừng tim đột ngột.
- Dị ứng cấp tính và sốc phản vệ.
Cách dùng và liều dùng:
* Cách dùng:
- Thuốc có thể được tiêm bắp, tiêm dưới da.
- Tiêm bắp dung dịch adrenalin phù hợp cho hầu hết các trường hợp để quản lý phản ứng phản vệ.
- Không nên tiêm dưới da khi điều trị các phản ứng phản vệ vì ít hiệu quả hơn.
- Nguy cơ gây ra các phản ứng phụ cao hơn nếu dùng adrenalin đường tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch yêu cầu sử dụng adrenalin 0.1mg/ml.
Nếu không có sẵn dung dịch adrenalin 0.1mg/ml, dung dịch tiêm adrenalin 1mg/1ml cần được pha loãng thành nồng độ 0.1mg/ml trước khi tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch cần được sử dụng thật thận trọng và giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.
* Liều dùng:
    Liều lượng chấp nhận chung cho chỉ định này là 0.01mg/kg. Liều lượng tùy thuộc vào tuổi, đáp ứng của bệnh nhân. Liều cụ thể như sau:

Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với adrenalin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Không sử dụng adrenalin trong quá trình chuyển dạ hoặc gây tê tại chỗ các cấu trúc ngoại biên bao gồm: cả ngón chân, ngón tay và thùy tai.
- Bệnh nhân rung tâm thất, giãn nở tim, suy mạch vành, bệnh não hữu cơ hoặc xở vữa động mạch, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
      Adrenalin nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân cường giáp, đái tháo đường, u tủy thượng thận, glocom góc hẹp, hạ kali máu, tăng kali huyết, suy thận nặng, u tuyến tiền liệt dẫn đến nước tiểu dư, bệnh mạch máu não, tổn thương não hữu cơ hoặc xơ cứng động mạch, ở bệnh nhân cao tuổi; ở bệnh nhân sốc ( ngoài sốc phản vệ) và trong bệnh tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp hay nhịp nhanh, bệnh mạch máu tắc nghẽn ( xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình động mạch), đau ngực ở bệnh nhân đã có cơn đau thắt ngực.
      Nếu dùng kéo dài có thể gây ra nhiễm toan chuyển hóa, hoại tử thận, ảnh hưởng đến chuyển hóa của adrenalin và có thể gây ra chứng quen thuốc.
Adrenalin nên tránh sử dụng hoặc sử dụng hết sức thận trọng ở bệnh nhân đã gây tê với halothan hoặc thuốc gây thuốc gây tê halogen khác.
      Không trộn lẫn với các tác nhân khác trừ khi đã biết được khả năng tương thích.
   Adrenalin không nên được sử dụng trong giai đoạn chuyển dạ thứ hai gây hoại tử cục bộ tại các vị trí tiêm nếu tiêm lặp lại nhiều lần.
tiêm tĩnh mạch nhanh có thể dẫn đến xuất huyết não do tăng huyết áp đột ngột hoặc loạn nhịp tim, tuy nhiên trường hợp ngừng tim mất mạch cần tiêm tĩnh mạch nhanh.
   Đối với chỉ định bắt buộc dùng chế phẩm có sẵn Adrenalin 1/10000 thì không được dùng Adrenalin 1/10000 để pha loãng.
   Tránh dùng tại chỗ ở những vùng giảm tưới máu vì có thể gây tổn thương mô, xung huyết.
  Tiêm bắp thường được ưu tiên trong điều trị ban đầu của sốc phản vệ, tiêm tĩnh mạch thường phù hợp hơn trong các trường hợp cấp cứu và phải được sử dụng thận trọng.
  Tiêm Adrenalin chứa natri metabisulfit có thể gây phản ứng dị ứng, bao gồm phản vệ và các cơn hen suyễn đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên vẫn sử dụng trong điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc cho các tình huống khẩn cấp khác.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Thời kỳ mang thai:
     Adrenalin đi qua nhau thai và vào vòng tuần hoàn thai nhi với một lượng rất ít. Người ta không cho rằng nó có tác dụng gây dị dạng thai nhi ở người.
    Dùng Adrenalin trong những tháng cuối của thai kỳ hoặc trong khi sinh có thể gây thiếu oxy cho thai nhi.
    Chỉ nên dùng Adrenalin cho phụ nữ mang thai khi những lợi ích thu được vượt quá những nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
Thời kỳ cho con bú:
   Thuốc thường vào sữa mẹ nên thận trọng không cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc:
    Adrenalin có ảnh hưởng trung bình đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Khả năng lái xe và sử dụng máy của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng bởi phản ứng phản vệ, cũng như phản ứng bất lợi có thể xảy ra khi dùng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác:
 Oxytocin : Adrenalin không nên dùng đồng thời với oxytocin hoặc các tác nhân giao cảm khác vì gây tác dụng phụ và tăng độc tính.
Thuốc chẹn Alpha-adrenergic: Phentolamin chống lại tác dụng gây co mạch và tăng huyết áp của adrenalin và điều này được áp dụng trong xử trí quá liều adrenalin.
Thuốc chẹn beta-adrenergic: tác dụng làm tăng huyết áp của adrenalin tăng lên một cách đáng kể ở người bệnh dùng thuốc chẹn beta không chọn lọc như propranolol. Có thể xảy ra phản ứng tăng huyết áp và/hoặc chậm nhịp tim đáng kể, nguy hiểm tới tính mạng. Không được dùng thuốc ức chế beta không chọn lọc (như propanolol) cho người bị hen vì có thể gây ra co thắt phế quản.
Thuốc gây mê: Người bệnh bị gây mê bằng các thuốc mê bay hơi (cyclopropan, enfluran, halothan, isofluran, fluroxen, methoxy-fluran, diethylether) có nguy cơ loạn nhịp tim nếu dùng adrenalin, trừ khi với liều rất nhỏ. Liều adrenalin không được quá 1 microgam/kg/30 phút nếu có dùng halothan; không được quá 3microgam/ kg/ 30 phút nếu dùng enfluran hay isofluran để đề phòng loạn nhịp thất . Trẻ em ít bị hơn.
Thuốc hạ huyết áp: adrenalin đặc biệt đảo ngược tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc chẹn thần kinh adrenergic như guanethidin, với nguy cơ tăng huyết áp nặng. Adrenalin làm tăng huyết áp và có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc hạ áp.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Imipramin tăng tác dụng của adrenalin, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.
Thuốc ức chế mono amino oxydase (MAO):  tác dụng làm tăng huyết áp của Adrenalin có thể không thay đổi hoặc chỉ thay đổi ít ở người bệnh có dùng thuốc ức chế MAO.
Phenothiazin: làm giảm hoặc mất tác dụng tăng huyết áp của adrenalin.
Ma hoàng, yohimbin: Tránh dùng đồng thời vì có thể gây kích thích thần kinh trung ương.
Thuốc hạ Kali máu: tác dụng hạ Kali máu của adrenalin có thể tăng khi dùng cùng các thuốc gây giảm Kali máu ( corticosteroid, thuốc lợi tiểu giảm Kali,  aminophyllin, theophyllin).
Thuốc điều trị đái tháo đường: Tác dụng tăng đường huyết do adrenalin gây ra có thể dẫn đến mất kiểm soát ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng Insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết dạng uống khác.
Các loại thuốc khác: Glycoside tim có thể gây nhạy cảm cho chứng loạn nhịp tim, một số thuốc kháng histamin ( ví dụ như diphenhydramin) và hormon tuyến giáp có thể làm tăng tác dụng của adrenalin.
Tác dụng không mong muốn (ADR):
   Các tác dụng phụ của Adrenalin chủ yếu liên quan đến sự kích thích của cả thụ thể alpha và beta-adrenergic. Sự xuất hiện của các tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào độ nhạy của từng bệnh nhân và liều liên quan.
 Thường gặp, 1/100 ≤ ADR < 1/10:
Toàn thân: đau đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi.
Tim mạch: nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp, đánh trống ngực.
Thần kinh: Run, lo âu, chóng mặt, đau đầu, dị cảm.
Tiêu hóa: tiết nhiều nước bọt.
Da: tái nhợt, toát mồ hôi.
 Ít gặp, 1/1000 ≤ ADR < 1/100:
Tim mạch: loạn nhịp thất.
Tiêu hóa: kém ăn, buồn nôn, nôn.
Thần kinh: sợ hãi, bồn chồn, mất ngủ, dễ kích thích.
Tiết niệu - sinh dục: đái khó, bí đái.
Hô hấp: khó thở, phù phổi.
 Hiếm gặp, 1/10000 ≤ ADR < 1/1000:
Tim mạch: xuất huyết não, phù phổi (do tăng huyết áp), hoại thư (do co mạch), loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tụt huyết áp, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, ngừng tim, hoại tử mô (do adrenalin thoát ra ngoài mạch máu khi tiêm).
Thần kinh: lú lẫn, rối loạn tâm thần, xuất huyết não.
Chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa, nhất là chuyển hóa glucose.
   Việc tiêm adrenalin lặp đi lặp lại có thể gây hoại tử thiếu máu cục bộ do hậu quả của sự co thắt mạch máu tại chỗ tiêm. Hoại tử mô cũng có thể xảy ra ở các chi, thận và gan.
   Hướng dẫn cách xử trí ADR:
      Vô lý tiêm vào ngón chân, ngón tay, bàn tay, bàn chân có thể gây ra các phản ứng tại chỗ như tím tái , lạnh, mất cảm giác, bầm tím, chảy máu, ban đỏ, tổn thương xương. Nếu xảy ra các dấu hiệu trên cần đến bác sĩ ngay lập tức.
     Cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc khi có xuất hiện những dấu hiệu như tăng nhạy cảm hoặc nếu cảm giác khó chịu xuất hiện và tăng lên trong quá trình dùng thuốc khi phẫu thuật.
 Xử lý khi thuốc bị thoát vào dịch máu: Dùng phetolamin làm thuốc giải độc. Trộn 5 mg phetolamin  với 9 ml dung dịch natri clorid 0,9% tiêm một lượng nhỏ hỗn hợp này vào vùng bị thoát mạch. Chỗ bị tái nhợt sẽ hết ngay lập tức. Theo dõi vùng đó. Nếu tái phát hiện tượng tái nhợt, có thể tiêm thêm phetolamin.
  Trong khi dùng thuốc, cần theo dõi chức năng phổi, nhịp tim, huyết áp, mức độ tái nhợt ở vị trí truyền, hiện tượng thoát mạch.
  Trong quá trình truyền thuốc liên tục, cần theo dõi chức năng tim và huyết áp.
  Nếu dùng điều trị tụt huyết áp, cần đánh giá thể tích nội mạch.
Quá liều và cách xử trí:
Triệu chứng:
   Sau khi dùng quá liều: huyết áp tâm thu và tâm trương tăng mạnh; áp lực tĩnh mạch cũng tăng; xuất huyết não hoặc xuất huyết khác và liệt nửa người có thể xảy ra, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi có thể xảy ra phù phổi.
  Quá liều adrenalin có thể gây ra loạn nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong, suy thận; toan chuyển hóa và da trắng lạnh.
 Điều trị: 
   Do tác dụng có hại của adrenalin tồn tại rất ngắn vì nó bị khử hoạt rất nhanh trong cơ thể nên điều trị độc tính cấp tính chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
  Các tác dụng của adrenalin có thể được chống lại bằng cách tiêm tĩnh mạch ngay lập tức tác nhân chặn alpha-adrenoreceptor tác dụng nhanh, chẳng hạn như 5-10 mg mesylate phetolamin, tiếp theo là tác nhân chặn beta-adrenoreceptor, chẳng hạn như 2,5 - 5mg propranolol. Khi gặp loạn nhịp tim, có thể sử dụng propranolol theo đường tiêm.
Dược lực học:
Nhóm dược lý: Thuốc kích thích giao cảm, chủ vận adrenergic.
Mã ATC: C01CA04, B02BC09.
    Adrenalin là một cathecholamin tự nhiên sản sinh từ tủy thượng thận. Adrenalin là amin đồng vận kích thích cả thụ thể α và β Adrenergic. Nó được sử dụng trong cấp cứu phản ứng phản vệ do dị ứng hoặc tự phát hoặc tập thể dục. Thuốc có tác dụng co mạch mạnh thông qua kích thích α-adrenergic.  Tác dụng này chống lại sự giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch dẫn đến mất dịch, tụt huyết áp- các triệu chứng chính của sốc phản vệ.
   Adrenalin kích thích thụ thể β-adrenergic ở phế quản dẫn đến giãn phế quản. Thuốc cũng làm giảm ngứa, giảm mề đay, giảm phù mạch do phản vệ.
  Dược động học:
    Thuốc có tác dụng nhanh khi được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da (đường dưới da chậm hơn tiêm bắp).
     Dù được tiêm vào hay do tủy thượng thận tiết ra, thì phần lớn Adrenalin vào tuần hoàn đều bị bất hoạt rất nhanh do được nhập vào tế bào thần kinh, do khuếch tán và do enzim phân giải ở gan và các mô. Enzim catechol - O - methyltransferase (COMT) bất hoạt Adrenalin ngoại sinh và Adrenalin nội sinh, còn enzim mono amino Oxydase (MAO) chủ yếu bất hoạt catecholamin ở hệ thần kinh trung ương. Các sản phẩm chuyển hóa được bài tiết theo nước tiểu dưới dạng không còn hoạt tính, một số được bài tiết dưới dạng nguyên vẹn hoặc liên hợp.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 ống x 1ml.

Sản xuất tại : CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM MINH DÂN

Không có nhận xét nào: