Thứ Năm, 13 tháng 4, 2023

Viên An Thần Rutynda



1. Thành phần dược chất

Cao đặc toàn phần ................................ 500mg

( tương đương 2.160mg dược liệu bao gồm:

Bình vôi ................................................. 720 mg

Lạc tiên .................................................. 480mg

Vông nem .............................................. 480 mg

Liên diệp ................................................ 480mg

2. Chỉ định

Dưỡng tâm an thần gây ngủ

3. Cách dùng- liều dùng

Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2 viên. Uống sau ăn

4. Chống chỉ định

- Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc

- Người mắc bệnh trầm cảm


Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

CÔNG DỤNG THUỐC BỔ NÃO CERECAPS

 

I. THÀNH PHẦN: Mỗi viên có chứa:

- Cao khô hỗn hợp các dược liệu: 595mg

     + Hồng hoa ......................... 280mg

     + Đương quy....................... 685 mg

     + Xuyên khung ................... 685 mg

     + Sinh địa ........................... 375 mg

     + Cam thảo ......................... 375 mg

     + Xích thược ....................... 375mg

     +  Sài hồ .............................. 280mg

     + Chỉ xác ............................. 280 mg

     + Ngưu tất ........................... 375 mg

- Cao khô lá bạch quả ......... 15 mg ( tương đương với 3,6 mg Flavonoid toàn phần).

- Tá dược ( Talc, magnesi stearat) vừa đủ 1 viên

II. TÁC DỤNG 

- Được kết hợp từ nhiều vị dược liệu, trong đó Đương quy, hồng hoa, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, hóa ứ là chủ dược, xuyên khung, xích thược hoạt huyết, hòa âm. 

- Ngưu tất hoạt huyết thông mạch, sài hồ có tác dụng hạ nhiệt, an thần, giảm đau. 

- Bạch quả cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa trương lực mạch máu. 

- Chỉ xác có tác dụng hành khí trong trường hợp huyết ngưng trệ.

III. CHỈ ĐỊNH

- Suy giảm trí nhớ, đau đầu, hoa mắt chóng mặt hay cáu gắt ở người có tuổi, mất ngủ hay ngủ mê hay ngủ gà, ngủ gật ( do thiểu năng tuần hoàn não).

- Thiếu máu, sạm da, đứng lên ngồi xuống hay bị chóng mặt.

- Làm việc trí óc nhiều bị căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung, chứng tê bì, nhức mỏi chân tay ( do thiểu năng tuần hoàn ngoại vi).

IV.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.

- Phụ nữ có thai, người có bệnh chảy máu không đông hoặc dễ chảy máu, sốt xuất huyết.

- Người nhồi máu cấp, giảm trí nhớ do thiểu năng trí tuệ.

- Trẻ em dưới 12 tuổi, trẻ em thiểu năng trí tuệ.

V. LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG

- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống mỗi lần 2-3 viên x 2 lần/ngày. Uống sau bữa ăn

VI. NGƯỜI CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Không nên dùng.

VII. TƯƠNG TÁC THUỐC : Không dùng với thuốc chống đông máu: aspirin, heparin.


CÔNG TY CP DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX


Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

Thuốc Siro Haspan dạng lọ

 


I. Dạng bào chế: Siro

II. Thành phần: Mỗi chai siro chứa 80ml:

Cao khô lá thường xuân ................................... 560mg

( Tương đương 2,9 g lá thường xuân)

Tá dược: Đường trắng, acid benzoic, ethanol 96%, nước tinh khiết ..... vừa đủ 80ml.

III. Tác dụng: Giảm ho, long đờm, làm loãng chất nhày đường hô hấp.

IV. Chỉ định: 

- Viêm đường hô hấp cấp có kèm ho

- Điều trị triệu chứng trong viêm phế quản mạn tính: ho, khạc đờm kéo dài.

V. Chống chỉ định:

- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

- Không dùng cho người tiểu đường.

VI. Tác dụng không mong muốn:

- Thường gặp: Các phản ứng đường tiêu hóa ( nôn, buồn nôn, tiêu chảy)

- Ít gặp: Các phản ứng dị ứng ( nổi mề đay, phát ban, khó thở).

VII. Thận trọng: Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

VIII. Liều dùng và cách dùng: 

- Người lớn: Ngày uống 7,5ml/lần x 3 lần/ngày.

- Trẻ em trên 6 tuổi và thiếu niên: uống 5ml/lần x 3 lần/ngày.

- Trẻ em 2 - 6 tuổi: uống 2,5ml/lần x 3 lần/ngày

- Trẻ em dưới 2 tuổi: Dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

IX. Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.

- Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

X. Thuốc dùng được khi đang lái xe và vận hành máy móc.

NHÀ MÁY HDPHARMA EU - 

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Siro ABROCTO ( Ambroxol Hydroclorid 15mg/5ml)

Siro ho Ambroxol


 I. CÔNG THỨC: Cho 5ml thành phần

Ambroxol hydroclorid ............................ 15mg

Tá dược vđ .............................................. 5ml

( Tá dược gồm: Propyl paraben, Methyl paraben, acid citric, đường trắng, Glycerin, Propylen glycol, Tinh dầu chuối, Ethanol, Nước cất)

II. DƯỢC LỰC HỌC

Ambroxol là một chất chuyển hóa của bromhexin, có tác dụng và công dụng như bromhexino được coi như có tác dụng long đờm và làm tiêu chất nhày nhưng chưa được chứng minh đầy đủ. Thực nghiệm trên lâm sàng cho kết quả tác dụng thay đổi. Một vài tài liệu có nêu cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong viêm phế quản. Có tài liệu mới đây cho thấy, thuốc có tác dụng khá đối với người bệnh có tắc nghẽn phổi nhẹ và trung bình, nhưng không có lợi ích rõ rệt cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn nặng.

III. DƯỢC ĐỘNG HỌC

Ambroxol hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn với liều điều trị. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 0.5-3 giờ sau khi dùng thuốc. Thuốc liên kết với protein huyết tương xấp xỉ 90%. Khuyếch tán nhanh từ máu đến mô với nồng độ thuốc cao nhất trong phổi. Nửa đời trong huyết tương từ 7-12 giờ. Khoảng 30% liều uống được thải qua vòng hấp thu đầu tiên. Được chuyển hóa chủ yếu ở gan, tổng lượng bài tiết qua thận xấp xỉ 90%.

IV. CHỈ ĐỊNH

 Thuốc tiêu chất nhày đường hô hấp, dùng trong các trường hợp:

- Các bệnh cấp và mạn tính ở đường hô hấp có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường, đặc biệt trong đợt cấp của viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm phế quản dạng hen.

- Các bệnh nhân sau mổ và cấp cứu để phòng các biến chứng ở phổi.

V. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đã biết quá mẫn với Ambroxol

- Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

VI. THẬN TRỌNG

Cần chú ý với người bị loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu vì Ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và làm xuất huyết trở lại.

VII.  SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

- Chưa có tài liệu nói đến tác dụng xấu khi dùng thuốc trong lúc mang thai, dù sao cũng cần thận trọng khi dùng thuốc nay trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

- Chưa có thông tin về nồng độ của bromhexin cũng như Ambroxol trong sữa.

VIII. SỬ DỤNG QUÁ LIỀU: Chưa có triệu chứng quá liều trên người. Nếu xảy ra cần điều trị triệu chứng.

IX. TÁC DỤNG CỦA THUỐC KHI LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Dùng được.

X. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

- Tiêu hóa: Tai biến nhẹ, chủ yếu sau khi tiêm như ợ nóng, khó tiêu, đôi khi buồn nôn, nôn.

- Dị ứng: chủ yếu phát ban.

- Phản ứng kiểu phản vệ cấp tính, nặng, nhưng chưa chắc chắn là có liên quan đến Ambroxol, miệng khô, và tăng các transaminase.

XI. TƯƠNG TÁC THUỐC

Dùng Ambroxol với kháng sinh ( amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) làm tăng nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi. chưa có báo cáo về tương tác bất lợi với các thuốc khác trên lâm sàng.

XII. LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG

- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Uống 10ml/lần x 3 lần/ngày. Sau đó ngày 2 lần nếu dùng kéo dài.

- Trẻ em 5- 10 tuổi: Uống 5ml/lần x 3 lần/ngày. Sau đó ngày 2 lần nếu dùng kéo dài.

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HÀ TĨNH

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Hướng dẫn sử dụng siro CAM TÙNG LỘC



1. THÀNH PHẦN: 120ml siro chứa các dịch chiết được từ các dược liệu tương ứng:
Cát lâm sâm ......................................... 6,00 g
Đảng sâm ............................................. 12,0 g
Bạch linh .............................................. 8,4 g
Bạch truật ............................................. 7,2 g
Cam thảo ............................................... 5,4 g
Ý dĩ ........................................................ 6 g
Hoài sơn ................................................. 6,6 g
Khiếm thực ............................................. 3,6 g
Liên nhục ................................................ 14,4 g
Mạch nha ................................................ 6 g
Sử quân tử ............................................... 4,8 g
Sơn tra ..................................................... 6, 00 g
Thần khúc ................................................ 2,4 g
Cốc tinh thảo ........................................... 1,44 g
Ô tặc cốt .................................................. 2,04 g
Bạch biển đậu .......................................... 3,72 g
Tá dược: Đường kính, Nipagin và nước tinh khiết vđ 120ml.
2. CÔNG NĂNG
- Bổ tỳ vị, tăng cường tiêu hóa, phòng ngừa còi xương, suy dinh dưỡng.
3. CHỈ ĐỊNH
- Phòng và điều trị còi xương, suy dinh dưỡng, mồ hôi trộm, rối loạn tiêu hóa, kém ăn, kém ngủ, giun kim, giun đũa....
4. CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG: Ngày uống 2 -3 lần
- Trẻ em: Dưới 1 tuổi: mỗi lần 4-10ml ( 1-2 thìa cà phê).
               Từ 1- 2 tuổi : mỗi lần 10ml - 15 ml ( 2- 3 thìa cà phê)
               Từ 2 - 6 tuổi : mỗi lần 15ml - 20ml ( 3 - 4 thìa cà phê)
               Trên 6 tuổi: mỗi lần 20 - 25ml ( 4-5 thìa cà phê).
- Người lớn: mỗi lần 30 ml ( 2 thìa canh).
- Mỗi đợt dùng từ 3 -4 tuần. Uống trước bữa ăn, có thể uống nguyên chất, hòa vào nước hay trộn với thức ăn hoặc sữa.
5. CHỐNG CHỈ ĐỊNH : Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
- Người tiểu đường.
6. SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
7. SỬ DỤNG THUỐC CHO NGƯỜI VẬN HÀNH MÁY MÓC TÀU XE: Thuốc không gây buồn ngủ nên dùng được cho người đang vận hành máy móc tàu xe.
8. QUY CÁCH: Hộp 1 lọ 120ml .


CÔNG TY TNHH DƯỢC TÙNG LỘC II


Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Hướng dẫn sử dụng Loratadin 10mg

1. Dạng thuốc: Viên nén.
2. Thành phần:  Mỗi viên nén chứa:
           Loratadin ................................ 10mg
           Tá dược vđ.............................. 1 viên
( Tá dược gồm: Lactose, tinh bột sắn, tinh bột mì, gelatin, pregelatinized starch, magnesi stearat, crospovidon, nước tinh khiết).
3. Chỉ định:
- Viêm mũi dị ứng.
- Viêm kết mạc dị ứng
- Ngứa và mày đay liên quan tới histamin.
4. Cách dùng và liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/lần x 1 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi : Dùng dạng siro, không dùng dạng viên.
- Người bị suy gan hoặc suy thận nặng ( độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút), dùng liều ban đầu là 1 viên nén 10mg loratadin hoặc 10 ml (1mg/ml) siro loratadin, cứ 2 ngày một lần.
5. Chống chỉ định:
Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
6. Thận trọng:
- Suy gan.
- Khi dùng loratadin có nguy cơ gây khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi uống thuốc.
7. Tương tác thuốc:
- Loratadin: Điều trị đồng thời Loratadin với Cimetidin, ketoconazol, erythromycin đều làm tăng nồng độ Loratadin trong huyết tương nhưng không có biểu hiện lâm sàng vì Loratadin có chỉ số điều trị rộng.
- Thời kỳ mang thai: Chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về sử dụng Loratadin trong thời kỳ. Do đó chỉ dùng Loratadin trong thời kỳ khi cần thiết, với liều thấp và trong thời gian ngắn.
- Thời kỳ cho con bú: Loratadin và chất chuyển hóa descarboethoxy-Loratadin tiết vào sữa mẹ. Nếu cần sử dụng Loratadin ở người cho con bú, chỉ dùng Loratadin với liều thấp trong thời gian ngắn.
8. Tác dụng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc dùng được khi lái xe và vận hành máy móc.
9. Tác dụng không mong muốn của thuốc:
- Không thường xuyên: Một số phản ứng phụ ở đường tiêu hóa như đau đầu, khô miệng, chóng mặt, buồn nôn, táo bón.
- Trong rất ít trường hợp, có thể thấy nổi ban da.
10. Sử dụng quá liều và xử trí:
- Triệu chứng: buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu.
- Điều trị: Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Trong trường hợp ngộ độc cấp có thể gây nôn, rửa sạch dạ dày, dùng than hoạt để ngăn hấp thu.

THUỐC SẢN XUẤT TẠI:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HÀ TÂY

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020

Hướng dẫn CÁCH KHÁM BỘ MÁY TUẦN HOÀN

NỘI DUNG
1. Triệu chứng cơ năng bộ máy tuần hoàn
     Các bệnh về tuần hoàn bao gồm tim và các mạch máu có nhiều triệu chứng cơ năng .Những triệu chứng cơ năng chính thường gặp là:
1.1. Khó thở
    Khó thở là tình trạng khó khăn không thoải mái trong động tác thở là dấu hiệu thường gặp và xuất hiện sớm. Tùy theo nguyên nhân giai đoạn của suy tim mà khó thở có nhiều mức độ và hình thái khác nhau.
1.1.1. Khó thở khi gắng sức
     Người bệnh chỉ cảm thấy khó thở khi gắng sức như mang vác nặng chạy vội lên thang gác khó thở càng rõ khi gắng sức nhiều.
1.1.2. Khó thở thường xuyên
- Người bệnh luôn cảm thấy khó thở khi nằm khó thở hơn tư thế người bệnh luôn phải ngồi dựa vào tường vào ghế có khi nằm phủ phục để thở.
- Nghỉ ngơi cũng khó thở khi vận động khó thở nhiều hơn.
1.1.3. Khó thở xuất hiện từng cơn
Khi suy tim cấp xuất hiện những cơn khó thở đột ngột như
- Cơn hen tim:
  + Người bệnh như nghẹt thở thở nhanh nông tim đập nhanh.
  + Khám không có dấu hiệu của hen phế quản mà có dấu hiệu suy tim trái.
- Phù phổi cấp:
  + Khó thở đột ngột dữ dội đau tức ngực khạc ra nhiều bọt màu hồng.
  + Khám có dấu hiệu suy tim.
1.2. Đánh trống ngực
- Cảm giác tim đập mạnh hơn bình thường là do nhịp tim thay đổi có thể nhanh chậm hoặc ngoại tâm thu.
- Người bệnh cảm thấy tim đập rộn ràng lúc đều, lúc không đều làm cho bệnh nhân sợ hãi, lo lắng, nghẹt thở, trạng thái này thường gặp trong các bệnh về tim mạch như bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tăng huyết áp, cường tuyến giáp...
- Cảm giác đánh trống ngực hết khi nhịp tim trở lại bình thường.
1.3. Đau vùng ngực trước tim
     Người bệnh đau âm ỉ, đau thắt ngực hoặc đau như bị bóp lấy ngực có khi đau nhói ở vùng mỏm tim, đau có thể khu trú ở bên ngực trái hoặc đau lan lên vai rồi xuống cánh tay cẳng tay và các ngón tay hay gặp trong các bệnh cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim.
1.4. Ho và khạc ra máu
- Ho ra máu là hiện tượng ho khạc ra đờm lẫn máu thường gặp trong bệnh:
  + Hẹp lỗ van 2 lá máu ứ ở phổi khi người bệnh gắng sức phổi bị xung huyết dẫn đến ho ra máu số lượng ít một và nghỉ ngơi sẽ giảm đi.
  + Trong phù phổi cấp người bệnh khạc ra bọt hồng kèm theo hốt hoảng đau ngực và khó thở nhiều.
1.5. Phù
    Là hiện tượng ứ máu ở ngoại vi thường xuất hiện muộn khi Khả năng bù của tim đã giảm. Đặc điểm của phù trong bệnh tim là lúc đầu phù kín đáo từ hai chân sau phù toàn thân kèm theo tràn dịch đa màng có thể gan to tĩnh mạch cổ nổi thường phù về buổi chiều nằm nghỉ ngơi thì giảm hoặc hết phù.
1.6. Dấu hiệu xanh tím
- Phản ánh tình trạng thiếu ôxy màu sắc da và niêm mạc bệnh nhân có thể xanh tím.
- Vị trí lúc đầu ở môi móng tay móng chân sau khi làm việc nặng sau xuất hiện dấu hiệu xanh tím có thể xuất hiện ở toàn thân.
- Một số bệnh tim bẩm sinh cũng có thể gây dấu hiệu xanh tím như bệnh Fallot 4..
1.7. Ngất
- Là tình trạng chết tạm thời do mất tri giác và cảm giác trong thời gian ngắn tim phổi ngừng hoạt động hoặc hoạt động yếu.
- Bất thường xảy ra đột ngột trước đó người bệnh cảm thấy chóng mặt hoa mắt toát mồ hôi rồi ngã vật xuống bất kỳ vị trí nào có thể gặp nguy hiểm do ngã.
- Khám thấy mặt nhợt nhạt chân tay lạnh bất động thở yếu hoặc ngừng thở tiếng tim nhẹ hoặc ngừng đập mạch sờ không thấy nếu không cứu chữa kịp có thể tử vong.
1.8. Các triệu chứng khác
1.8.1. Mệt
      Không phải là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh tim mạch song có ý nghĩa khi xảy ra ở một số bệnh nhân tim mạch do giảm cung lượng tim làm cơ lực giảm sút.
1.8.2. Đái ít


Hướng dẫn sử dụng Desloratadine 2,5mg/ 5ml dạng sirô - DESBEBE


Thành phần: Mỗi lọ 60ml si rô chứa:
Thành phần hoạt chất: Desloratadine ................................ 30 mg.
Thành phần tá dược: Sucrose, glycerol, propylene glycol, dinatri adetate, citric acid monohydrate, colour sunset yellow supra, natri benzoate, natri citrate, essence mix fruit, purified water.
Dạng bào chế: Si rô màu cam.
Chỉ định:
     Desbebe được chỉ định để giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng, như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, xung huyết/ nghẹt mũi, cũng như ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt, ngứa họng và ho.
     Desbebe cũng được chỉ định để giảm các triệu chứng liên quan đến mày đay như giảm ngứa, giảm kích cỡ và số lượng ban.
Cách dùng và liều dùng:
 - Người lớn và thanh thiếu niên (12 tuổi): 10ml (5mg) siro Desbebe, uống 1 lần/ ngày, uống cùng hoặc không cùng bữa ăn để giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng ( bao gồm viêm mũi dị ứng không liên tục và viêm mũi dị ứng kéo dài) và mày đay. Chỉ dùng đường uống.
 - Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: 5 ml (2,5mg) sirô desbebe, uống 1 lần/ ngày, uống cùng hoặc không cùng bữa ăn để giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng ( bao gồm viêm mũi dị ứng không liên tục và viêm mũi dị ứng kéo dài) và mày đay.
 - Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: 2,5 ml (1,25mg) sirô desbebe, uống 1 lần/ ngày, uống cùng hoặc không cùng bữa ăn để giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng ( bao gồm viêm mũi dị ứng không liên tục và viêm mũi dị ứng kéo dài) và mày đay.
 - Trẻ em từ 6 tháng đến 11 tháng tuổi: 2 ml (1mg) sirô desbebe, uống 1 lần/ ngày, uống cùng hoặc không cùng bữa ăn để giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng ( bao gồm viêm mũi dị ứng không liên tục và viêm mũi dị ứng kéo dài) và mày đay.
- Viêm mũi dị ứng không liên tục ( triệu chứng xuất hiện < 4 ngày/ tuần hoặc < 4 tuần) nên được điều trị phù hợp dựa trên đánh giá tiền sử bệnh của bệnh nhân và nên ngừng điều trị khi hết triệu chứng, tái điều trị khi xuất hiện triệu chứng. Trong viêm mũi dị ứng kéo dài ( triệu chứng xuất hiện ≥ 4 ngày/ tuần và kéo dài > 4 tuần), có thể điều trị liên tục trong thời gian tiếp xúc với dị nguyên).
Chống chỉ định:
  Không dùng cho bệnh nhân quá mẫn với desloratadine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc quá mẫn với loratadine.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
  Thận trọng khi dùng desloratadine cho những bệnh nhân có tiền sử động kinh.
  Cần thận trọng khi uống desloratadine do có thể có những phản ứng quá mẫn bao gồm phát ban , ngứa, nổi mày đay, phù, khó thở, sốc phản vệ . Nếu những phản ứng này xảy ra, nên dừng điều trị  bằng desloratadine và thay bằng phương pháp điều trị khác.
   Do thành phần có sucrose, không dùng thuốc khi không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose -galactose hoặc thiếu sucrase- isomaltase.
   Do thành phần có colour sunset yellow supra nên có thể gây ra phản ứng dị ứng, do đó cần phải thận trọng.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai:
   Desloratadine không gây quái thai ở chuột với liều lượng 48 mg/kg/ngày (ước tính giá trị điều trị của desloratadine và chất chuyển hóa desloratadine khoảng 210 lần AUC ở người với liều uống hàng ngày được khuyến cáo) hoặc ở thỏ với liều lượng 60 mg/kg/ngày (ước tính giá trị điều trị của  desloratadine khoảng 230 lần AUC ở người với liều uống hàng ngày được khuyến cáo). Sử dụng desloratadine với liều lượng 9 mg/kg/ngày hoặc nhiều hơn sẽ làm giảm trọng lượng cơ thể và chậm phản xạ định hướng cơ thể ở chó con (ước tính giá trị điều trị của desloratadine và chất chuyển hóa desloratadine khoảng 50 lần AUC ở người với liều uống hàng ngày được khuyến cáo).
    Tuy nhiên chưa có nghiên cứu thích đáng và có kiểm soát ở phụ nữ mang thai. Bởi vì những nghiên cứu sinh sản ở động vật không phải lúc nào cũng cho kết quả giống như ở người, desloratadine chỉ nên được sử dụng trong thai kì nếu thật cần thiết.
Phụ nữ cho con bú:
  Desloratadine được bài tiết vào sữa mẹ, vì thế cần quyết định ngưng cho con bú mẹ hoặc ngưng dùng desloratadine dựa trên tầm quan trọng của thuốc đối với mẹ.
Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc:
  Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, ngủ gà.
Tương tác, tương kỵ:
  Desloratadine làm tăng nồng độ và tác dụng của rượu, thuốc kháng cholin, thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc ức chế chọn lọc thu hồi serotonin.
  Nồng độ và tác dụng của desloratadin có thể tăng lên bởi droperidol, hydroxyzin, chất ức chế P-glycoprotein , pramlintid.
 Desloratadine làm giảm nồng độ và giảm tác dụng của thuốc ức chế acetylcholinesterase, benzylpeniciloyl polylysin, betahistin, amphetamin, thuốc cảm ứng P-glycoprotein.
  Thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng  của desloratadine.
  Có tiềm năng tương tác dược động học của desloratadine với các thuốc ảnh hưởng đến enzym chuyển hóa ở microsom gan như azithromycin, cimetidin, erythromycin, fluoxetin, ketoconazol. Tuy nhiên không có thay đổi quan trọng nào về ECG cũng như triệu chứng lâm sàng, thay đổi chức năng sống, hay tác dụng phụ nào được ghi nhận.
Tác dụng không mong muốn:
   Trong những thử nghiệm lâm sàng ở tổng số 246 trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi được cho uống si rô desloratadine, tỉ lệ gặp phải tác dụng không mong muốn ở trẻ 2 tới 11 tuổi là tương tự nhau giữa nhóm uống si rô desloratadine và nhóm giả dược, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 6 đến 23 tháng tuổi, các tác dụng không mong muốn thường được báo cáo là tiêu chảy (3,7%), sốt (2,3%) và mất ngủ (2,3%).
   Với liều dùng khuyến cáo, trong những thử nghiệm lâm sàng trên người lớn và thanh thiếu niên trong các chỉ định bao gồm viêm mũi dị ứng và mày đay tự phát mạn tính, tác dụng không mong muốn với desloratadine  được ghi nhận ở 3% bệnh nhân so với giả dược.
   Các tác dụng không mong muốn thường được báo cáo là mệt mỏi (1,2%), khô miệng (0,8%), và nhức đầu (0,6%).
   Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải được liệt kê trong bảng dưới đây, với tần suất được quy ước như sau: Rất thường gặp (≥ 1/10), thường gặp (≥ 1/100 tới 1 <10), ít gặp (≥ 1/1000 tới < 1/100), hiếm gặp (≥ 1/10 000 tới < 1/1000), rất hiếm gặp ( <1/10 000), tần suất chưa biết ( không thể ước lượng từ dữ liệu sẵn có:
Quá liều và cách xử trí:
   Triệu chứng quá liều:Trên thử nghiệm lâm sàng với các liều dùng khác nhau ở người lớn và thanh thiếu niên, với liều dùng lên đến 45mg desloratadine ( gấp 9 lần liều dùng thông thường), không thấy có những phản ứng có ý nghĩa lâm sàng.
   Xử trí: Trong trường hợp quá liều, áp dụng những biện pháp tiêu chuẩn để loại bỏ phần hoạt chất chưa được hấp thu ra khỏi cơ thể. Cần có biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Không loại bỏ desloratadine được bằng thẩm phân máu, chưa rõ có đào thải được bằng thẩm tách màng bụng hay không.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 60ml.

Sản xuất tại Ấn Độ bởi:
GRACURE PHARMACEUTICALS LTD.
E - 1105 Riico Industrial Area, Phase III, Bhiwadi, Alwar ( Rajasthan), Ấn Độ.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Liều dùng, cách dùng thuốc Adrenalin - Hướng dẫn sử dụng cụ thể cho cán bộ y tế

Thuốc: Adrenalin 1mg/1ml
Thành phần công thức:
Adrenalin .............................................. 1mg
Tá dược .................................................. vừa đủ 1ml
( natri metabisulfit, natri clorid, nước để pha thuốc tiêm).
Dạng bào chế: dung dịch tiêm
Mô tả sản phẩm: Dung dịch thuốc tiêm vô khuẩn được đóng trong ống thủy tinh màu nâu, kín. Dung dịch trong, không màu.
pH: 2,2- 5,0 .
Chỉ định: 
- Cấp cứu ngừng tim đột ngột.
- Dị ứng cấp tính và sốc phản vệ.
Cách dùng và liều dùng:
* Cách dùng:
- Thuốc có thể được tiêm bắp, tiêm dưới da.
- Tiêm bắp dung dịch adrenalin phù hợp cho hầu hết các trường hợp để quản lý phản ứng phản vệ.
- Không nên tiêm dưới da khi điều trị các phản ứng phản vệ vì ít hiệu quả hơn.
- Nguy cơ gây ra các phản ứng phụ cao hơn nếu dùng adrenalin đường tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch yêu cầu sử dụng adrenalin 0.1mg/ml.
Nếu không có sẵn dung dịch adrenalin 0.1mg/ml, dung dịch tiêm adrenalin 1mg/1ml cần được pha loãng thành nồng độ 0.1mg/ml trước khi tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch cần được sử dụng thật thận trọng và giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.
* Liều dùng:
    Liều lượng chấp nhận chung cho chỉ định này là 0.01mg/kg. Liều lượng tùy thuộc vào tuổi, đáp ứng của bệnh nhân. Liều cụ thể như sau:

Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với adrenalin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Không sử dụng adrenalin trong quá trình chuyển dạ hoặc gây tê tại chỗ các cấu trúc ngoại biên bao gồm: cả ngón chân, ngón tay và thùy tai.
- Bệnh nhân rung tâm thất, giãn nở tim, suy mạch vành, bệnh não hữu cơ hoặc xở vữa động mạch, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
      Adrenalin nên được sử dụng thận trọng ở bệnh nhân cường giáp, đái tháo đường, u tủy thượng thận, glocom góc hẹp, hạ kali máu, tăng kali huyết, suy thận nặng, u tuyến tiền liệt dẫn đến nước tiểu dư, bệnh mạch máu não, tổn thương não hữu cơ hoặc xơ cứng động mạch, ở bệnh nhân cao tuổi; ở bệnh nhân sốc ( ngoài sốc phản vệ) và trong bệnh tim mạch như thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp hay nhịp nhanh, bệnh mạch máu tắc nghẽn ( xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, phình động mạch), đau ngực ở bệnh nhân đã có cơn đau thắt ngực.
      Nếu dùng kéo dài có thể gây ra nhiễm toan chuyển hóa, hoại tử thận, ảnh hưởng đến chuyển hóa của adrenalin và có thể gây ra chứng quen thuốc.
Adrenalin nên tránh sử dụng hoặc sử dụng hết sức thận trọng ở bệnh nhân đã gây tê với halothan hoặc thuốc gây thuốc gây tê halogen khác.
      Không trộn lẫn với các tác nhân khác trừ khi đã biết được khả năng tương thích.
   Adrenalin không nên được sử dụng trong giai đoạn chuyển dạ thứ hai gây hoại tử cục bộ tại các vị trí tiêm nếu tiêm lặp lại nhiều lần.
tiêm tĩnh mạch nhanh có thể dẫn đến xuất huyết não do tăng huyết áp đột ngột hoặc loạn nhịp tim, tuy nhiên trường hợp ngừng tim mất mạch cần tiêm tĩnh mạch nhanh.
   Đối với chỉ định bắt buộc dùng chế phẩm có sẵn Adrenalin 1/10000 thì không được dùng Adrenalin 1/10000 để pha loãng.
   Tránh dùng tại chỗ ở những vùng giảm tưới máu vì có thể gây tổn thương mô, xung huyết.
  Tiêm bắp thường được ưu tiên trong điều trị ban đầu của sốc phản vệ, tiêm tĩnh mạch thường phù hợp hơn trong các trường hợp cấp cứu và phải được sử dụng thận trọng.
  Tiêm Adrenalin chứa natri metabisulfit có thể gây phản ứng dị ứng, bao gồm phản vệ và các cơn hen suyễn đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên vẫn sử dụng trong điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc cho các tình huống khẩn cấp khác.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Thời kỳ mang thai:
     Adrenalin đi qua nhau thai và vào vòng tuần hoàn thai nhi với một lượng rất ít. Người ta không cho rằng nó có tác dụng gây dị dạng thai nhi ở người.
    Dùng Adrenalin trong những tháng cuối của thai kỳ hoặc trong khi sinh có thể gây thiếu oxy cho thai nhi.
    Chỉ nên dùng Adrenalin cho phụ nữ mang thai khi những lợi ích thu được vượt quá những nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.
Thời kỳ cho con bú:
   Thuốc thường vào sữa mẹ nên thận trọng không cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc:
    Adrenalin có ảnh hưởng trung bình đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Khả năng lái xe và sử dụng máy của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng bởi phản ứng phản vệ, cũng như phản ứng bất lợi có thể xảy ra khi dùng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác:
 Oxytocin : Adrenalin không nên dùng đồng thời với oxytocin hoặc các tác nhân giao cảm khác vì gây tác dụng phụ và tăng độc tính.
Thuốc chẹn Alpha-adrenergic: Phentolamin chống lại tác dụng gây co mạch và tăng huyết áp của adrenalin và điều này được áp dụng trong xử trí quá liều adrenalin.
Thuốc chẹn beta-adrenergic: tác dụng làm tăng huyết áp của adrenalin tăng lên một cách đáng kể ở người bệnh dùng thuốc chẹn beta không chọn lọc như propranolol. Có thể xảy ra phản ứng tăng huyết áp và/hoặc chậm nhịp tim đáng kể, nguy hiểm tới tính mạng. Không được dùng thuốc ức chế beta không chọn lọc (như propanolol) cho người bị hen vì có thể gây ra co thắt phế quản.
Thuốc gây mê: Người bệnh bị gây mê bằng các thuốc mê bay hơi (cyclopropan, enfluran, halothan, isofluran, fluroxen, methoxy-fluran, diethylether) có nguy cơ loạn nhịp tim nếu dùng adrenalin, trừ khi với liều rất nhỏ. Liều adrenalin không được quá 1 microgam/kg/30 phút nếu có dùng halothan; không được quá 3microgam/ kg/ 30 phút nếu dùng enfluran hay isofluran để đề phòng loạn nhịp thất . Trẻ em ít bị hơn.
Thuốc hạ huyết áp: adrenalin đặc biệt đảo ngược tác dụng chống tăng huyết áp của thuốc chẹn thần kinh adrenergic như guanethidin, với nguy cơ tăng huyết áp nặng. Adrenalin làm tăng huyết áp và có thể làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc hạ áp.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Imipramin tăng tác dụng của adrenalin, làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.
Thuốc ức chế mono amino oxydase (MAO):  tác dụng làm tăng huyết áp của Adrenalin có thể không thay đổi hoặc chỉ thay đổi ít ở người bệnh có dùng thuốc ức chế MAO.
Phenothiazin: làm giảm hoặc mất tác dụng tăng huyết áp của adrenalin.
Ma hoàng, yohimbin: Tránh dùng đồng thời vì có thể gây kích thích thần kinh trung ương.
Thuốc hạ Kali máu: tác dụng hạ Kali máu của adrenalin có thể tăng khi dùng cùng các thuốc gây giảm Kali máu ( corticosteroid, thuốc lợi tiểu giảm Kali,  aminophyllin, theophyllin).
Thuốc điều trị đái tháo đường: Tác dụng tăng đường huyết do adrenalin gây ra có thể dẫn đến mất kiểm soát ở bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng Insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết dạng uống khác.
Các loại thuốc khác: Glycoside tim có thể gây nhạy cảm cho chứng loạn nhịp tim, một số thuốc kháng histamin ( ví dụ như diphenhydramin) và hormon tuyến giáp có thể làm tăng tác dụng của adrenalin.
Tác dụng không mong muốn (ADR):
   Các tác dụng phụ của Adrenalin chủ yếu liên quan đến sự kích thích của cả thụ thể alpha và beta-adrenergic. Sự xuất hiện của các tác dụng không mong muốn phụ thuộc vào độ nhạy của từng bệnh nhân và liều liên quan.
 Thường gặp, 1/100 ≤ ADR < 1/10:
Toàn thân: đau đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi.
Tim mạch: nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, hồi hộp, đánh trống ngực.
Thần kinh: Run, lo âu, chóng mặt, đau đầu, dị cảm.
Tiêu hóa: tiết nhiều nước bọt.
Da: tái nhợt, toát mồ hôi.
 Ít gặp, 1/1000 ≤ ADR < 1/100:
Tim mạch: loạn nhịp thất.
Tiêu hóa: kém ăn, buồn nôn, nôn.
Thần kinh: sợ hãi, bồn chồn, mất ngủ, dễ kích thích.
Tiết niệu - sinh dục: đái khó, bí đái.
Hô hấp: khó thở, phù phổi.
 Hiếm gặp, 1/10000 ≤ ADR < 1/1000:
Tim mạch: xuất huyết não, phù phổi (do tăng huyết áp), hoại thư (do co mạch), loạn nhịp tim, đau thắt ngực, tụt huyết áp, chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, ngừng tim, hoại tử mô (do adrenalin thoát ra ngoài mạch máu khi tiêm).
Thần kinh: lú lẫn, rối loạn tâm thần, xuất huyết não.
Chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa, nhất là chuyển hóa glucose.
   Việc tiêm adrenalin lặp đi lặp lại có thể gây hoại tử thiếu máu cục bộ do hậu quả của sự co thắt mạch máu tại chỗ tiêm. Hoại tử mô cũng có thể xảy ra ở các chi, thận và gan.
   Hướng dẫn cách xử trí ADR:
      Vô lý tiêm vào ngón chân, ngón tay, bàn tay, bàn chân có thể gây ra các phản ứng tại chỗ như tím tái , lạnh, mất cảm giác, bầm tím, chảy máu, ban đỏ, tổn thương xương. Nếu xảy ra các dấu hiệu trên cần đến bác sĩ ngay lập tức.
     Cần ngừng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc khi có xuất hiện những dấu hiệu như tăng nhạy cảm hoặc nếu cảm giác khó chịu xuất hiện và tăng lên trong quá trình dùng thuốc khi phẫu thuật.
 Xử lý khi thuốc bị thoát vào dịch máu: Dùng phetolamin làm thuốc giải độc. Trộn 5 mg phetolamin  với 9 ml dung dịch natri clorid 0,9% tiêm một lượng nhỏ hỗn hợp này vào vùng bị thoát mạch. Chỗ bị tái nhợt sẽ hết ngay lập tức. Theo dõi vùng đó. Nếu tái phát hiện tượng tái nhợt, có thể tiêm thêm phetolamin.
  Trong khi dùng thuốc, cần theo dõi chức năng phổi, nhịp tim, huyết áp, mức độ tái nhợt ở vị trí truyền, hiện tượng thoát mạch.
  Trong quá trình truyền thuốc liên tục, cần theo dõi chức năng tim và huyết áp.
  Nếu dùng điều trị tụt huyết áp, cần đánh giá thể tích nội mạch.
Quá liều và cách xử trí:
Triệu chứng:
   Sau khi dùng quá liều: huyết áp tâm thu và tâm trương tăng mạnh; áp lực tĩnh mạch cũng tăng; xuất huyết não hoặc xuất huyết khác và liệt nửa người có thể xảy ra, đặc biệt ở những bệnh nhân cao tuổi có thể xảy ra phù phổi.
  Quá liều adrenalin có thể gây ra loạn nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong, suy thận; toan chuyển hóa và da trắng lạnh.
 Điều trị: 
   Do tác dụng có hại của adrenalin tồn tại rất ngắn vì nó bị khử hoạt rất nhanh trong cơ thể nên điều trị độc tính cấp tính chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
  Các tác dụng của adrenalin có thể được chống lại bằng cách tiêm tĩnh mạch ngay lập tức tác nhân chặn alpha-adrenoreceptor tác dụng nhanh, chẳng hạn như 5-10 mg mesylate phetolamin, tiếp theo là tác nhân chặn beta-adrenoreceptor, chẳng hạn như 2,5 - 5mg propranolol. Khi gặp loạn nhịp tim, có thể sử dụng propranolol theo đường tiêm.
Dược lực học:
Nhóm dược lý: Thuốc kích thích giao cảm, chủ vận adrenergic.
Mã ATC: C01CA04, B02BC09.
    Adrenalin là một cathecholamin tự nhiên sản sinh từ tủy thượng thận. Adrenalin là amin đồng vận kích thích cả thụ thể α và β Adrenergic. Nó được sử dụng trong cấp cứu phản ứng phản vệ do dị ứng hoặc tự phát hoặc tập thể dục. Thuốc có tác dụng co mạch mạnh thông qua kích thích α-adrenergic.  Tác dụng này chống lại sự giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch dẫn đến mất dịch, tụt huyết áp- các triệu chứng chính của sốc phản vệ.
   Adrenalin kích thích thụ thể β-adrenergic ở phế quản dẫn đến giãn phế quản. Thuốc cũng làm giảm ngứa, giảm mề đay, giảm phù mạch do phản vệ.
  Dược động học:
    Thuốc có tác dụng nhanh khi được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da (đường dưới da chậm hơn tiêm bắp).
     Dù được tiêm vào hay do tủy thượng thận tiết ra, thì phần lớn Adrenalin vào tuần hoàn đều bị bất hoạt rất nhanh do được nhập vào tế bào thần kinh, do khuếch tán và do enzim phân giải ở gan và các mô. Enzim catechol - O - methyltransferase (COMT) bất hoạt Adrenalin ngoại sinh và Adrenalin nội sinh, còn enzim mono amino Oxydase (MAO) chủ yếu bất hoạt catecholamin ở hệ thần kinh trung ương. Các sản phẩm chuyển hóa được bài tiết theo nước tiểu dưới dạng không còn hoạt tính, một số được bài tiết dưới dạng nguyên vẹn hoặc liên hợp.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 ống x 1ml.

Sản xuất tại : CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM MINH DÂN

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2020

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang mạn tính


1. ĐỊNH NGHĨA
    Viêm mũi xoang mn tính là viêm niêm mc mũi xoang vi các triu chng: đau nhc âm vùng mt, ngt mũi, gim ngi, ho, kht khc đờm, soi mũi thy khe gia, đôi khi ckhe trên có m. Người bnh có thbst, kém tp trung, người mt mi. Các triu chng này kéo dài trên 12 tun.
2. NGUYÊN NHÂN
- Do viêm mũi xoang cp không được điu trị đúng mc.
- Do viêm mũi xoang dị ứng.
- Do các yếu tmôi trường (thuc lá, ô nhim, cht kích thích,…).
- Do cu trúc gii phu bt thường (Vo lch vách ngăn, bóng hơi cun gia, V.A quá phát,…).
- Do hi chng trào ngược.
3. CHN ĐOÁN
3.1. Chn đoán xác định
3.1.1. Lâm sàng
- Triu chng cơ năng:
  + Ngt tc mũi thường xuyên.
  + Xì mũi hoc kht khc mnhày hay mủ đặc thường xuyên.
  + Đau nhc vùng mt.
  + Mt ngi hoc gim ngi.
  + Kèm theo bnh nhân có thbị đau đầu, ho, mt mi, hơi thhôi.
- Triu chng thc th: soi mũi thy:
  + Dch mnhy hoc mủ đặc khe gia, đôi khi khe trên.
  + Niêm mc hc mũi viêm phù nhoc thoái hoái thành polyp.
  + Có ththy các cu trúc gii phu bt thường như: vo lch vách ngăn, bóng hơi cun gia, V.A quá phát,…
- Các triu chng trên kéo dài trên 12 tun.
3.1.2. Cn lâm sàng
- Phim X quang thông thường (Blondeau, Hirtz) cho hình nh không rõ, ít sdng.
  + Hình mờ đều hoc không đều các xoang.
  + Vách ngăn gia các xoang sàng không rõ.
  + Hình nh dày niêm mc xoang.
- Phim CT Scan: cho hình nh:
  + Hình nh mcác xoang, có thmờ đều hoc không đều.
  + Dày niêm mc các xoang, mc dch trong xoang, polyp mũi xoang.
  + Bnh tích bt lp vùng phc hp lngách.
  + Các cu trúc gii phu bt thường như: Vo lch vách ngăn, bóng hơcun gia, cun gia đảo chiu,…
3.2. Chn đoán phân bit
- Vi bnh viêm mũi xoang dị ứng:
  + Ht hơi, nga mũi, ngt mũi và chy nước mũi trong là chyếu.
  + Không có mủ ở khe gia hay khe trên.
  + Cun mũi luôn phù n, nht màu.
  + Test ly da, test kích thích mũi, phn ng phân hy mastocyte dương tính.
4. ĐIU TR
4.1. Nguyên tc điu tr
- Nghngơi, phòng tránh các tác nhân, nguyên nhân gây viêm mũi xoang.
- Đảm bo dn lưu tt mũi xoang, chng phù nniêm mc.
- Kết hp điu trti chvà toàn thân.
4.2. Phác đồ điu tr
- Điu trni khoa
- Điu trngoi khoa..
4.3. Điu trcth
4.3.1. Điu trni khoa
- Điu trtoàn thân:
  + Thuc kháng sinh: thường t2 đến 3 tun.
  + Thuc corticosteroid ung.
- Chế độ dinh dưỡng hp lý, nâng cao thtrng.
  + Điu trti ch:
  + Dùng thuc co mch.
  + Ra mũi bng nước mũi sinh lý.
  + Làm thuc mũi, ra mũi xoang.
  + Thuc corticosteroid dng xt.
4.3.2. Điu trphu thut
- Chỉ định:
  + Viêm mũi xoang mn tính điu trni khoa ti đa mà không kết qu.
  + Viêm mũi xoang mn tính có cn trdn lưu phc hp lngách do dị hình gii phu như: lch vo vách ngăn, bóng hơi cun gia, cun gia đảo chiu,…
  + Viêm mũi xoang mn tính có thoái hóa polyp mũi xoang.
- Các phu thut ni soi mũi xoang gm:
  + Phu thut ni soi chc năng mũi xoang ti thiu.
  + Phu thut ni soi mũi xoang msàng – hàm.
  + Phu thut ni soi mũi xoang msàng - hàm - trán - bướm.
- Chăm sóc và điu trsau m:
  + Điu trtoàn thân:
    • Thuc kháng sinh: thường t1 đến 2 tun.
    • Thuc corticosteroid ung.
    • Chế độ dinh dưỡng hp lý, nâng cao thtrng.
  + Điu trti ch:
    • Rút merocel mũi sau 24 gi.
    • Dùng thuc co mch.
    • Ra mũi bng nước mũi sinh lý.
    • Làm thuc mũi, ra mũi xoang.
    • Thuc corticosteroid dng xt.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIN CHNG
5.1. Tiên lượng
- Bnh viêm mũi xoang mn tính do nhiu nguyên nhân, điu trthường dài ngày nên để tránh tái phát nên đòi hi bnh nhân phi tuân thủ điu trtheo hướng dca bác s.
5.2. Biến chng
- Biến chng đường hô hp:
  + Viêm tai gia.
  + Viêm thanh qun.
  + Viêm giãn khí phế qun.
- Biến chng mt:
- Viêm phn trước mt.
- Viêm ththn kinh hu nhãn cu.
- Biến chng ni s:
  + Viêm màng não.
  + Viêm tc tĩnh mch xoang hang.
  + Áp xe ngoài màng cng, áp xe não.
6. PHÒNG BNH
- Tránh, gim tiếp xúc vi dnguyên.
- Vsinh môi trường nơi , nơi làm vic.
- Không hút thuc lá, thuc lào, hn chế rượu bia.
- Thường xuyên rèn luyn sc kho, nâng cao thlc.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang dị ứng


1. ĐỊNH NGHĨA
    Viêm mũi xoang dị ứng là tình trng viêm niêm mc mũi-xoang biu hin bng các triu chng ht hơi, ngt, nga và chy mũi, qua trung gian kháng thvà xy ra do tiếp xúc vi dnguyên trong không khí.
Viêm mũi xoang dị ứng có hai loi:
- Viêm mũi xoang dị ứng theo mùa.
- Viêm mũi xoang dị ứng quanh năm.
2. NGUYÊN NHÂN
- Viêm mũi xoang dị ứng theo mùa: chyếu là do phn hoa và bào t.
- Viêm mũi xoang dị ứng quanh năm: thường gp do bi nhà.
3. CHN ĐOÁN
3.1. Chn đoán xác định
3.1.1. Khai thác tin sdị ứng
- Khai thác tin sdị ứng bn thân như dị ứng thuc, mày đay, chàm, hen phế qun,…
- Khai thác tin sdị ứng gia đình.
3.1.2. Lâm sàng
- Triu chng cơ năng:
     + Nga mũi
     + Ht hơi tng tràng
     + Ngt tc mũi
     + Chy nước mũi trong
- Triu chng thc th:
     + Soi mũi thy:
        • Niêm mc mũi nht màu
        • Cun mũi phù n, nht là cun dưới
        • Nhiu dch xut tiết: dch nhày, trong.
3.1.3. Cn lâm sàng
- Các test xác định dị ứng mũi xoang:
   + Test ni bì:
 Cách làm: Tiêm 0,03ml dung dch dnguyên vi nng độ 1/50.000 vào trong da mt trong cng tay.
Kết qu: Đọc kết qusau 20-30 phút.
Âm tính khi có kết quging chng âm tính.
Dương tính nhkhi đường kính ca sn >5-7mm, nga, ban đỏ.
Dương tính va khi đường kính ca sn >7-10mm, nga, ban đỏ.
Dương tính mnh khi đường kính ca sn >10-15mm, nga, ban đỏ.
   + Test ly da:
Cách làm: Nhgit dnguyên vi nng độ 1/50.000 lên da mt trong cng tay, dùng kim đặt góc 45˚ và ly ngược lên (yêu cu da không được chy máu).
Kết qu: Đọc kết qusau 20-30 phút.
Âm tính khi có kết quging chng âm tính.
Dương tính nhkhi đường kính ca sn >3-5mm, nga, ban đỏ.
Dương tính va khi đường kính ca sn >5-8mm, nga, ban đỏ.
Dương tính mnh khi đường kính ca sn >8-12mm, nga, ban đỏ.
  + Test kích thích mũi:
Cách làm: Nhmt sgit dnguyên vào niêm mc hc mũi.
Kết quả được coi là dương tính khi bnh nhân xut hin mt trong các trichng lâm sàng, gm nga mũi, ht hơi, chy nước mũi trong, ngt tc mũi.
+ Các phn ng in vitro:
Các phương pháp trc tiếp định lượng kháng thdị ứng:
- RAST (Radio allergo sorbent test)
- RIST (Radio immuno sorbent test)
- PRIST (Paper Radio immuno sorbent test)
Các phương pháp gián tiếp định lượng kháng thdị ứng:
- Phn ng phân hy mastocyte
- Phn ng ngưng kết bch cu
- Phn ng tiêu bch cu đặc hiu
3.2. Chn đoán phân bit
- Vi bnh viêm mũi vn mch:
  + Ít ht hơi
  + Ít chy mũi
  + Ít nga mũi
  + Ngt mũi là chyếu
  + Cun mũi luôn phù n
  + Ít dch tiết mũi
  + Test ly da, test kích thích mũi, phn ng phân hy mastocyte đều âm tính.
4. ĐIU TR
4.1. Nguyên tc điu tr
- Viêm mũi xoang dị ứng có nhiu nguyên nhân khác nhau, biu hin lâm sàng mi người mt khác, thay đổi theo môi trường, cơ địa, squá mn ca cơ thnên không tháp dng mt phương thc điu trchung, cng nhc, cn được thay đổi theo tng người, tng hoàn cnh, tng thi gian.
4.2. Sơ đồ điu tr
Các phương pháp điu trchia làm hai nhóm:
- Điu trị đặc hiu:
Tác động vào dnguyên và kháng thdị ứng.
- Điu trkhông đặc hiu:
Tác động vào các hot cht trung gian và triu chng lâm sàng.
4.3. Điu trcth
4.3.1. Các phương pháp điu trị đặc hiu
- Các bin pháp né tránh dnguyên:
  + Bng cách thay đổi nơi , nơi làm vic hoc đổi ngh, thay đổi thuc, đổi
chế độ ăn.
  + Phương pháp này khó thc hin vì nó làm đảo ln cuc sng.
- Phương pháp gim mn cm đặc hiu:
  + Đây là mt trong các liu pháp min dch.
  + Đây được coi là “vaccin” trong điu trbnh viêm mũi xoang dị ứng.
  + Có thdùng đường tiêm dưới da, nhdưới lưỡi hoc nhti chỗ ở mũi.
4.3.2. Các phương pháp điu trkhông đặc hiu
- Thuc kháng histamin đường ung.
- Thuc xt mũi cha corticosteroid.
- Các bin pháp kết hp đông y và tây y.
5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIN CHNG
5.1. Tiên lượng
- Bnh hay tái phát nên đòi hi bnh nhân phi tuân thủ điu trtheo hướng dca bác s.
5.2. Biến chng
- Làm nng thêm các bnh dị ứng khác như viêm kết mc dị ứng, hen phế qun,…
- Gây viêm mũi xoang mn tính polyp mũi, viêm thanh khí phế qun,…
6. PHÒNG BNH
- Tránh, gim tiếp xúc vi dnguyên.
- Vsinh môi trường nơi , nơi làm vic.
- Thường xuyên rèn luyn sc kho, nâng cao thlc.
- Không hút thuc lá, thuc lào, hn chế rượu bia.